Ngày 17/3, Thường trực Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của thành phố Hà Nội xung quanh những nội dung về tình hình thực hiện các dự án đầu tư lớn của thành phố; các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông và công tác chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 10% trong năm 2010
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo thành phố cần tập trung vào ba việc gồm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Đảng bộ thành phố đã đề ra; thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và những ngày lễ, những sự kiện chính trị-ngoại giao quan trọng của đất nước.
Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo thành phố chỉ đạo tốt việc triển khai Đại hội Đảng các cấp; coi đây là nhiệm vụ quan trọng gắn với việc chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm Thăng Long ngàn năm tuổi.
Về các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2010, Thủ tướng đề nghị Hà Nội phấn đấu đạt mức tăng trưởng 10%, đi đôi với kiềm chế lạm phát. Hà Nội phải là nơi thực hiện có hiệu quả việc cải cách hành chính; làm tốt công tác quản lý đô thị; kéo giảm các điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến việc chống ùn tắc giao thông, Thủ tướng lưu ý bên cạnh các biện pháp đồng bộ, lâu dài, thành phố cần có những giải pháp cụ thể mà thiết thực nhất là cố gắng hoàn thiện sớm các công trình, dự án đang triển khai; tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông gắn liền với việc giữ vững tác phong, thái độ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ làm công tác tuần tra, xử lý vi phạm.
Đồng ý với Hà Nội về việc đưa các công trình quan trọng của Thủ đô vào chương trình quốc gia, trọng điểm, Thủ tướng nêu rõ việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án, khắc phục ùn tắc giao thông phải được coi là trọng tâm công tác của Hà Nội và cũng là của Chính phủ.
Về đề xuất phân cấp các dự án, công trình cho thành phố làm chủ đầu tư, Thủ tướng cho ý kiến các công trình dự án thuộc về đầu tư công thì giao cho Hà Nội làm chủ đầu tư; còn đối với những công trình, dự án liên quan đến nhiều tỉnh, thành thì bộ chuyên ngành phải phụ trách.
Vướng mắc do chưa có quy hoạch
Báo cáo với Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng những vướng mắc chính nảy sinh trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư lớn trên địa bàn thành phố xuất phát từ lý do quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội, quy hoạch chung xây dựng thành phố, quy hoạch chuyên ngành đang trong quá trình xây dựng, rà soát, điều chỉnh; công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, khiếu kiện phức tạp.
Trên địa bàn Thủ đô hiện nay, nguy cơ xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông là rất nghiêm trọng, nhất là vào những giờ cao điểm, những dịp diễn ra các hoạt động, sự kiện lớn do hạ tầng giao thông đô thị còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô.
Các nút giao chủ yếu là giao đồng mức, diện tích đường giao thông mới chiếm khoảng 7% diện tích đất đô thị; hệ thống cầu vượt dành cho người đi bộ còn quá ít. Vận tải hành khách công cộng của Thủ đô chủ yếu mới là phương tiện xe buýt, chưa hình thành được các tuyến xe điện ngầm, đường sắt đô thị.
Trong công tác chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội còn một số công trình, dự án chậm tiến độ; yêu cầu tổ chức các hoạt động kỷ niệm rất cao, phải đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế trong khi đó, thời gian không còn nhiều, kinh phí có hạn; mặt khác các hoạt động kỷ niệm diễn ra phong phú, rộng khắp nhưng năng lực tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị còn hạn chế, chất lượng chưa cao…
Kiến nghị đẩy mạnh phân cấp cho thành phố
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cũng kiến nghị với Chính phủ từ nay đến khi Luật Thủ đô được ban hành, cho phép thành phố được áp dụng một số cơ chế đặc thù; ủy quyền cho thành phố quyết định đầu tư một số dự án đặc biệt nhằm khai thác và huy động các nguồn vốn, đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị, giải quyết các nhu cầu bức xúc dân sinh trên địa bàn.
Thành phố cũng xin Thủ tướng cho phép được vay vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài, hợp tác đầu tư để thực hiện các dự án lớn về hạ tầng kỹ thuật, giao thông thủy lợi, xử lý môi trường.
Đặc biệt, đối với công tác chống ùn tắc giao thông, lãnh đạo Hà Nội đề nghị Thủ tướng đưa các dự án hạ tầng, giao thông lớn của thành phố như các tuyến đường sắt, đường bộ trên cao, đường sắt ngầm… vào chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung nguồn lực, vốn, khoa học công nghệ, quản lý và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng. Thành phố đề nghị tăng mức phí trước bạ, thu phí giao thông đối với các phương tiện cá nhân trên địa bàn.
Nhằm hạn chế tình trạng dân cư đổ dồn về đô thị trung tâm, làm tăng áp lực đối với hệ thống giao thông đô thị, Hà Nội đề xuất phối hợp cùng Bộ Công an triển khai thực hiện các giải pháp đặc thù về quản lý dân cư; đồng thời tiến tới loại bỏ một số loại phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn.
Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng
Đóng góp ý kiến nhằm giải quyết các vướng mắc trong việc xây dựng và phát triển Thủ đô, đại diện các bộ, ngành Trung ương cơ bản đồng tình với những đề xuất của thành phố.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị thành phố tập trung kinh phí cho việc ngầm hóa các tuyến cáp trên một số tuyến phố chính nhằm phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Bộ Xây dựng đề xuất trong giai đoạn 2010-2020, thành phố cần hoàn thành việc xây dựng đường vành đai 4, vành đai 3,5, hệ thống metro ngầm, cầu Nhật Tân; tăng cường thiết lập hệ thống nút giao thông lập thể tại các điểm giao cắt trên địa bàn nhằm làm giảm ùn tắc giao thông.
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Hà Nội cần tiếp tục tăng cường công tác phân luồng; tập trung xây dựng mới các điểm giao thông tĩnh, tổ chức lại hệ thống xe taxi, xe buýt... để hạn chế lưu lượng phương tiện giao thông cá nhân.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị thành phố tập trung quản lý tốt trật tự đô thị, vỉa hè, cải thiện diện tích lòng đường và các vòng xuyến; sớm xây dựng hệ thống quy hoạch ngầm. Phó Thủ tướng gợi ý thành phố có thể hạn chế phương tiện giao thông cá nhân theo từng tuyến; từng lộ trình có nguy cơ ùn tắc cao; thành phố cũng có thể thống nhất hoạt động thu phí trông giữ xe để lấy kinh phí tái đầu tư vào phát triển hạ tầng.
Đồng tình với những ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đề nghị thành phố cần sớm ban hành quy định về quản lý biệt thự, trật tự xây dựng; đồng thời có biện pháp quản lý nghiêm. Thành phố cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý thị trường, ổn định giá cả; chủ động dự trù kinh phí cho các dự án đến năm 2030 và xa hơn nữa với cách thức và phương pháp huy động vốn phù hợp, dài hơi phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô./.
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 10% trong năm 2010
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo thành phố cần tập trung vào ba việc gồm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Đảng bộ thành phố đã đề ra; thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và những ngày lễ, những sự kiện chính trị-ngoại giao quan trọng của đất nước.
Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo thành phố chỉ đạo tốt việc triển khai Đại hội Đảng các cấp; coi đây là nhiệm vụ quan trọng gắn với việc chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm Thăng Long ngàn năm tuổi.
Về các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2010, Thủ tướng đề nghị Hà Nội phấn đấu đạt mức tăng trưởng 10%, đi đôi với kiềm chế lạm phát. Hà Nội phải là nơi thực hiện có hiệu quả việc cải cách hành chính; làm tốt công tác quản lý đô thị; kéo giảm các điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến việc chống ùn tắc giao thông, Thủ tướng lưu ý bên cạnh các biện pháp đồng bộ, lâu dài, thành phố cần có những giải pháp cụ thể mà thiết thực nhất là cố gắng hoàn thiện sớm các công trình, dự án đang triển khai; tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông gắn liền với việc giữ vững tác phong, thái độ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ làm công tác tuần tra, xử lý vi phạm.
Đồng ý với Hà Nội về việc đưa các công trình quan trọng của Thủ đô vào chương trình quốc gia, trọng điểm, Thủ tướng nêu rõ việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án, khắc phục ùn tắc giao thông phải được coi là trọng tâm công tác của Hà Nội và cũng là của Chính phủ.
Về đề xuất phân cấp các dự án, công trình cho thành phố làm chủ đầu tư, Thủ tướng cho ý kiến các công trình dự án thuộc về đầu tư công thì giao cho Hà Nội làm chủ đầu tư; còn đối với những công trình, dự án liên quan đến nhiều tỉnh, thành thì bộ chuyên ngành phải phụ trách.
Vướng mắc do chưa có quy hoạch
Báo cáo với Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng những vướng mắc chính nảy sinh trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư lớn trên địa bàn thành phố xuất phát từ lý do quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội, quy hoạch chung xây dựng thành phố, quy hoạch chuyên ngành đang trong quá trình xây dựng, rà soát, điều chỉnh; công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, khiếu kiện phức tạp.
Trên địa bàn Thủ đô hiện nay, nguy cơ xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông là rất nghiêm trọng, nhất là vào những giờ cao điểm, những dịp diễn ra các hoạt động, sự kiện lớn do hạ tầng giao thông đô thị còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô.
Các nút giao chủ yếu là giao đồng mức, diện tích đường giao thông mới chiếm khoảng 7% diện tích đất đô thị; hệ thống cầu vượt dành cho người đi bộ còn quá ít. Vận tải hành khách công cộng của Thủ đô chủ yếu mới là phương tiện xe buýt, chưa hình thành được các tuyến xe điện ngầm, đường sắt đô thị.
Trong công tác chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội còn một số công trình, dự án chậm tiến độ; yêu cầu tổ chức các hoạt động kỷ niệm rất cao, phải đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế trong khi đó, thời gian không còn nhiều, kinh phí có hạn; mặt khác các hoạt động kỷ niệm diễn ra phong phú, rộng khắp nhưng năng lực tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị còn hạn chế, chất lượng chưa cao…
Kiến nghị đẩy mạnh phân cấp cho thành phố
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cũng kiến nghị với Chính phủ từ nay đến khi Luật Thủ đô được ban hành, cho phép thành phố được áp dụng một số cơ chế đặc thù; ủy quyền cho thành phố quyết định đầu tư một số dự án đặc biệt nhằm khai thác và huy động các nguồn vốn, đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị, giải quyết các nhu cầu bức xúc dân sinh trên địa bàn.
Thành phố cũng xin Thủ tướng cho phép được vay vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài, hợp tác đầu tư để thực hiện các dự án lớn về hạ tầng kỹ thuật, giao thông thủy lợi, xử lý môi trường.
Đặc biệt, đối với công tác chống ùn tắc giao thông, lãnh đạo Hà Nội đề nghị Thủ tướng đưa các dự án hạ tầng, giao thông lớn của thành phố như các tuyến đường sắt, đường bộ trên cao, đường sắt ngầm… vào chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung nguồn lực, vốn, khoa học công nghệ, quản lý và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng. Thành phố đề nghị tăng mức phí trước bạ, thu phí giao thông đối với các phương tiện cá nhân trên địa bàn.
Nhằm hạn chế tình trạng dân cư đổ dồn về đô thị trung tâm, làm tăng áp lực đối với hệ thống giao thông đô thị, Hà Nội đề xuất phối hợp cùng Bộ Công an triển khai thực hiện các giải pháp đặc thù về quản lý dân cư; đồng thời tiến tới loại bỏ một số loại phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn.
Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng
Đóng góp ý kiến nhằm giải quyết các vướng mắc trong việc xây dựng và phát triển Thủ đô, đại diện các bộ, ngành Trung ương cơ bản đồng tình với những đề xuất của thành phố.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị thành phố tập trung kinh phí cho việc ngầm hóa các tuyến cáp trên một số tuyến phố chính nhằm phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Bộ Xây dựng đề xuất trong giai đoạn 2010-2020, thành phố cần hoàn thành việc xây dựng đường vành đai 4, vành đai 3,5, hệ thống metro ngầm, cầu Nhật Tân; tăng cường thiết lập hệ thống nút giao thông lập thể tại các điểm giao cắt trên địa bàn nhằm làm giảm ùn tắc giao thông.
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Hà Nội cần tiếp tục tăng cường công tác phân luồng; tập trung xây dựng mới các điểm giao thông tĩnh, tổ chức lại hệ thống xe taxi, xe buýt... để hạn chế lưu lượng phương tiện giao thông cá nhân.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị thành phố tập trung quản lý tốt trật tự đô thị, vỉa hè, cải thiện diện tích lòng đường và các vòng xuyến; sớm xây dựng hệ thống quy hoạch ngầm. Phó Thủ tướng gợi ý thành phố có thể hạn chế phương tiện giao thông cá nhân theo từng tuyến; từng lộ trình có nguy cơ ùn tắc cao; thành phố cũng có thể thống nhất hoạt động thu phí trông giữ xe để lấy kinh phí tái đầu tư vào phát triển hạ tầng.
Đồng tình với những ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đề nghị thành phố cần sớm ban hành quy định về quản lý biệt thự, trật tự xây dựng; đồng thời có biện pháp quản lý nghiêm. Thành phố cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý thị trường, ổn định giá cả; chủ động dự trù kinh phí cho các dự án đến năm 2030 và xa hơn nữa với cách thức và phương pháp huy động vốn phù hợp, dài hơi phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô./.
Quang Vũ (Vietnam+)