Trong tháng Tư, nhạc sỹ Nguyễn Cường đã phối hợp với chị Trần Phương Hoa, Giảng viên trường nhạc Schostakowitsch ở Berlin (Đức) tổ chức một khóa dạy sáng tác ca khúc "cấp tốc" cho bà con người Việt yêu thích âm nhạc và thơ ca tại Đức.
Việc quảng bá cho khóa học này đã làm cho bà con trong cộng đồng người Việt tại Đức bán tín, bán nghi, vì nhiều người cho rằng với hệ thống đào tạo bài bản, chính quy trong nhiều năm trời, Nhạc viện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chưa chắc đã đào tạo được những nhạc sỹ giỏi với những ca khúc hay, nữa là với khóa học "cấp tốc" chỉ trong vòng hai tuần này, nhất là khi yêu cầu học viên không cần phải biết trước nhạc lý ?!
Trong buổi giới thiệu những "tác phẩm đầu tay" của một số học viên tiêu biểu tối 21/4 tại Trung tâm Thương mại Đồng Xuân ở Berlin, nhạc sỹ Nguyễn Cường giải thích rằng trong "âm nhạc" có hai phần "âm" và "nhạc," trong đó phần "nhạc" là quan trọng nhất, vì nó thể hiện cảm xúc muốn diễn đạt của tác giả, còn phần "âm" là nốt nhạc thì người ta có thể học được.
Nhạc sỹ Nguyễn Cường cũng bày tỏ xúc động trước việc các học viên của mình đã nỗ lực học hỏi và mạnh dạn thể hiện cảm xúc của mình như Quỳnh Nga, một ca sỹ quen biết trong cộng đồng, đã diễn tả hết nỗi lòng mình trong bài "Anh ơi, anh ở đâu?", trong đó mô tả hình ảnh một người phụ nữ đi tìm kiếm hạnh phúc, hồn nhiên hiến dâng, nhưng lại chỉ nhận được những ảo ảnh...
Hoặc như anh Đức Thắng từ Hannover, kể lại những cảm xúc trào dâng khi trở về Hà Nội trong bài "Hà Nội ơi, tôi đã về!", ôn lại những kỷ niệm xưa với người Mẹ kính yêu, nhưng giờ đây, khi anh về thì Mẹ đã không còn nữa...
Mạnh Hà, một tác giả trẻ từ Hamburg thì bộc bạch lòng mình về tình yêu với một cô gái Sài Gòn trong bài "Sài Gòn yêu dấu"...
Sau phần giới thiệu của nhạc sỹ Nguyễn Cường, ba học viên nói trên đã tự trình diễn những tác phẩm đầu tay của mình và đón nhận được những tràng pháo tay hoan nghênh nhiệt liệt của khán giả, vì mọi người cảm nhận được rằng với sự giúp đỡ của nhạc sỹ Nguyễn Cường, các học viên đã trình bày được những cảm xúc thực của mình qua những giai điệu và ca từ của ca khúc.
Khó có thể nói trước, sau ca khúc đầu tay này, các tác giả ca khúc có thể sáng tác thêm được gì đáng kể hay không? Tuy nhiên, đây cũng là một thử nghiệm tốt trong cộng đồng người Việt tại Đức để khuyến khích những người yêu âm nhạc, thơ ca có phương tiện thể hiện cảm xúc của mình.
Dự kiến, nhạc sỹ Nguyễn Cường cũng tổ chức một khóa học tương tự ở Cộng hòa Séc và sắp tới, những người tổ chức khóa học tại hai nước sẽ có một buổi tổ chức chung để giao lưu và giới thiệu những tác phẩm đầu tay của các học viên người Việt tại Đức và Séc./.
Việc quảng bá cho khóa học này đã làm cho bà con trong cộng đồng người Việt tại Đức bán tín, bán nghi, vì nhiều người cho rằng với hệ thống đào tạo bài bản, chính quy trong nhiều năm trời, Nhạc viện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chưa chắc đã đào tạo được những nhạc sỹ giỏi với những ca khúc hay, nữa là với khóa học "cấp tốc" chỉ trong vòng hai tuần này, nhất là khi yêu cầu học viên không cần phải biết trước nhạc lý ?!
Trong buổi giới thiệu những "tác phẩm đầu tay" của một số học viên tiêu biểu tối 21/4 tại Trung tâm Thương mại Đồng Xuân ở Berlin, nhạc sỹ Nguyễn Cường giải thích rằng trong "âm nhạc" có hai phần "âm" và "nhạc," trong đó phần "nhạc" là quan trọng nhất, vì nó thể hiện cảm xúc muốn diễn đạt của tác giả, còn phần "âm" là nốt nhạc thì người ta có thể học được.
Nhạc sỹ Nguyễn Cường cũng bày tỏ xúc động trước việc các học viên của mình đã nỗ lực học hỏi và mạnh dạn thể hiện cảm xúc của mình như Quỳnh Nga, một ca sỹ quen biết trong cộng đồng, đã diễn tả hết nỗi lòng mình trong bài "Anh ơi, anh ở đâu?", trong đó mô tả hình ảnh một người phụ nữ đi tìm kiếm hạnh phúc, hồn nhiên hiến dâng, nhưng lại chỉ nhận được những ảo ảnh...
Hoặc như anh Đức Thắng từ Hannover, kể lại những cảm xúc trào dâng khi trở về Hà Nội trong bài "Hà Nội ơi, tôi đã về!", ôn lại những kỷ niệm xưa với người Mẹ kính yêu, nhưng giờ đây, khi anh về thì Mẹ đã không còn nữa...
Mạnh Hà, một tác giả trẻ từ Hamburg thì bộc bạch lòng mình về tình yêu với một cô gái Sài Gòn trong bài "Sài Gòn yêu dấu"...
Sau phần giới thiệu của nhạc sỹ Nguyễn Cường, ba học viên nói trên đã tự trình diễn những tác phẩm đầu tay của mình và đón nhận được những tràng pháo tay hoan nghênh nhiệt liệt của khán giả, vì mọi người cảm nhận được rằng với sự giúp đỡ của nhạc sỹ Nguyễn Cường, các học viên đã trình bày được những cảm xúc thực của mình qua những giai điệu và ca từ của ca khúc.
Khó có thể nói trước, sau ca khúc đầu tay này, các tác giả ca khúc có thể sáng tác thêm được gì đáng kể hay không? Tuy nhiên, đây cũng là một thử nghiệm tốt trong cộng đồng người Việt tại Đức để khuyến khích những người yêu âm nhạc, thơ ca có phương tiện thể hiện cảm xúc của mình.
Dự kiến, nhạc sỹ Nguyễn Cường cũng tổ chức một khóa học tương tự ở Cộng hòa Séc và sắp tới, những người tổ chức khóa học tại hai nước sẽ có một buổi tổ chức chung để giao lưu và giới thiệu những tác phẩm đầu tay của các học viên người Việt tại Đức và Séc./.
Văn Long-Thanh Hải/Berlin (Vietnam+)