Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp đạt 127.000 tỷ đồng, tăng gần 20.000 tỷ đồng so với năm ngoái.
Đồng thời, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng phấn đấu nâng tỉ trọng công nghiệp lên hơn 40% trong cơ cấu kinh tế, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 6 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD.
Để hoàn thành chỉ tiêu trên, Đồng bằng sông Cửu Long phát triển ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000-9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam
Đặc biệt, các tỉnh này cũng ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng; trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông nối vùng kinh tế trọng điểm với vùng Đông Nam Bộ, các vùng khác của cả nước và khu vực cũng như kết nối các đô thị lớn trong vùng, trước hết là các công trình có liên quan đến phát triển vùng như Quốc lộ 1A, đường N1, N2, các cảng hàng không; nạo vét luồng tàu sông biển.
Các tỉnh đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các vùng khác, trước hết là Thành phố Hồ Chí Minh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là thế mạnh hàng đầu của vùng để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong ngoài nước.
Đồng thời, các tỉnh cũng tăng cường tiếp thị, quảng bá thương hiệu, giữ vũng thị trường thị trường cũ đồng thời mở rộng tiêu thụ tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc khu vực chấu Á, EU, Bắc Mỹ và châu Phi hai mặt hàng chủ lực gồm 700.000 tấn thủy sản và từ 5-5,5 triệu tấn gạo.
Các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang đẩy mạnh chế biến thủy sản nước lợ. An Giang, Cần Thơ, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang sẽ đẩy mạnh chế biến cá da trơn, nâng tổng sản lượng thủy sản chế biến trong năm nay lên 776.000 tấn, tăng 39.000 tấn so năm 2009.
Các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ nâng cao năng lực chế biến trái cây. Riêng Kiên Giang, An Giang mở rộng khả năng sản xuất vật liệu xây dựng. Còn Cần Thơ phát triển công nghiệp cơ khí, điện máy.
Từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 2,3 tỉ USD./.
Đồng thời, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng phấn đấu nâng tỉ trọng công nghiệp lên hơn 40% trong cơ cấu kinh tế, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 6 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD.
Để hoàn thành chỉ tiêu trên, Đồng bằng sông Cửu Long phát triển ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000-9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam
Đặc biệt, các tỉnh này cũng ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng; trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông nối vùng kinh tế trọng điểm với vùng Đông Nam Bộ, các vùng khác của cả nước và khu vực cũng như kết nối các đô thị lớn trong vùng, trước hết là các công trình có liên quan đến phát triển vùng như Quốc lộ 1A, đường N1, N2, các cảng hàng không; nạo vét luồng tàu sông biển.
Các tỉnh đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các vùng khác, trước hết là Thành phố Hồ Chí Minh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là thế mạnh hàng đầu của vùng để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong ngoài nước.
Đồng thời, các tỉnh cũng tăng cường tiếp thị, quảng bá thương hiệu, giữ vũng thị trường thị trường cũ đồng thời mở rộng tiêu thụ tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc khu vực chấu Á, EU, Bắc Mỹ và châu Phi hai mặt hàng chủ lực gồm 700.000 tấn thủy sản và từ 5-5,5 triệu tấn gạo.
Các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang đẩy mạnh chế biến thủy sản nước lợ. An Giang, Cần Thơ, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang sẽ đẩy mạnh chế biến cá da trơn, nâng tổng sản lượng thủy sản chế biến trong năm nay lên 776.000 tấn, tăng 39.000 tấn so năm 2009.
Các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ nâng cao năng lực chế biến trái cây. Riêng Kiên Giang, An Giang mở rộng khả năng sản xuất vật liệu xây dựng. Còn Cần Thơ phát triển công nghiệp cơ khí, điện máy.
Từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 2,3 tỉ USD./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)