Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vừa thu hút thêm 126 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nâng tổng vốn nước ngoài đầu tư vào khu vực này đến nay đạt gần 10 tỷ USD.
Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 611 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực; trong đó Long An là tỉnh dẫn đầu với 371 dự án, vốn đầu tư đăng ký trên 3,56 tỷ USD, tiếp đến là Kiên Giang với hơn 3 tỷ USD. Lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là công nghiệp chế biến và chế tạo.
Có được kết quả trên là vì trong thời gian qua, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã tập trung hoàn thiện hệ thống điện, nước, giao thông thủy, bộ; phát triển mạnh dịch vụ, công nghiệp phụ trợ; đẩy mạnh cải cách hành chính, đào tạo, cung cấp nhân lực; nâng cao chất lượng thông tin, xúc tiến đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tăng sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm với vùng Đông Nam Bộ và các vùng khác của cả nước thông qua Quốc lộ 1A, đường N1, N2, hệ thống đường trên đảo Phú Quốc, các cảng hàng không Cà Mau, Phú Quốc, Cần Thơ; đẩy mạnh liên kết với các địa phương khác trong cả nước nhằm mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế, tạo chuyển biến căn bản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ sở hạ tầng của vùng nhìn chung chưa đồng bộ và một số tồn tại khác đã làm nhiều đơn vị nước ngoài chưa hài lòng, nhiều dự án xin rút vốn và chấm dứt hoạt động làm cho vốn đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn các khu vực khác.
Các địa phương trong vùng đã đề nghị Chính phủ ban hành chính sách, cơ chế riêng để trong thời gian tới, Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thu hút đầu tư mạnh hơn./.
Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 611 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực; trong đó Long An là tỉnh dẫn đầu với 371 dự án, vốn đầu tư đăng ký trên 3,56 tỷ USD, tiếp đến là Kiên Giang với hơn 3 tỷ USD. Lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là công nghiệp chế biến và chế tạo.
Có được kết quả trên là vì trong thời gian qua, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã tập trung hoàn thiện hệ thống điện, nước, giao thông thủy, bộ; phát triển mạnh dịch vụ, công nghiệp phụ trợ; đẩy mạnh cải cách hành chính, đào tạo, cung cấp nhân lực; nâng cao chất lượng thông tin, xúc tiến đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tăng sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm với vùng Đông Nam Bộ và các vùng khác của cả nước thông qua Quốc lộ 1A, đường N1, N2, hệ thống đường trên đảo Phú Quốc, các cảng hàng không Cà Mau, Phú Quốc, Cần Thơ; đẩy mạnh liên kết với các địa phương khác trong cả nước nhằm mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế, tạo chuyển biến căn bản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ sở hạ tầng của vùng nhìn chung chưa đồng bộ và một số tồn tại khác đã làm nhiều đơn vị nước ngoài chưa hài lòng, nhiều dự án xin rút vốn và chấm dứt hoạt động làm cho vốn đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn các khu vực khác.
Các địa phương trong vùng đã đề nghị Chính phủ ban hành chính sách, cơ chế riêng để trong thời gian tới, Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thu hút đầu tư mạnh hơn./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)