Báo cáo thẩm tra về dự Luật Viên chức tại Quốc hội ngày 3/6, đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bày tỏ quan điểm của ủy ban tán thành với dự thảo luật về việc cho phép viên chức tham gia hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài giờ.
Theo ủy ban này, trong điều kiện hiện nay việc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp ngoài giờ là quyền của viên chức, giúp viên chức sử dụng tối đa năng lực chuyên môn, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị dự thảo luật cần có cơ chế đánh giá, quản lý viên chức một cách có hiệu quả, bảo đảm để viên chức hoàn thành nhiệm vụ được giao cả về thời gian và chất lượng công việc và có biện pháp xử lý đối với các viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức. Luật này chỉ điều chỉnh cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội mà không có viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy, cần thiết phải có một văn bản pháp luật có giá trị cao do Nhà nước ban hành để đặt nền tảng pháp lý thúc đẩy việc xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Dự thảo Luật Viên chức đã quy định các quyền của viên chức liên quan đến hoạt động nghề nghiệp theo hướng mở hơn so với cán bộ, công chức và tạo điều kiện để viên chức có thể phát huy tài năng, sức sáng tạo của mình trong hoạt động nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, viên chức còn được hưởng các quyền khác liên quan đến tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương; về nghỉ ngơi; về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài giờ và các quyền khác. Cũng theo dự thảo luật này quy định, theo nhu cầu công việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thể kéo dài thời gian làm việc đối với viên chức đủ tuổi nghỉ hưu khi đơn vị sự nghiệp có nhu cầu.
Cũng trong ngày 3/6, Quốc hội đã nghe Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và các thành viên Chính phủ trình các dự án Luật tố tụng Hành chính và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Dự thảo Luật tố tụng Hành chính do Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình trình bày.
Dự thảo luật này quy định, những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao.
Góp ý về dự thảo luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể thời hiệu thi hành án đối với bản án, quyết định trong vụ án hành chính, cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền thi hành án hành chính, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định hành chính và xác định một cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án hành chính.
Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nêu rõ các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ; các quy định pháp luật hiện hành có nhiều bất cập, không phù hợp yêu cầu của công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong tình hình mới; nhiều hình thức bán hàng mới như bán hàng đa cấp, bán hàng tận cửa, bán hàng trực tuyến... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đối với người tiêu dùng.
Sự ra đời của luật nói trên là một yêu cầu cấp thiết hiện nay để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam được tôn trọng và bảo vệ, góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và sự phát triển của đất nước.
Báo cáo thẩm tra dự án luật cơ bản nhất trí những căn cứ về sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã nêu trong tờ trình của Chính phủ. Dự thảo luật đã đề xuất được nhiều giải pháp, cơ chế nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, dự thảo luật cần bổ sung, quy định rõ hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của từng cơ quan trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, trách nhiệm của Nhà nước trong một số loại hình dịch vụ công./.
Theo ủy ban này, trong điều kiện hiện nay việc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp ngoài giờ là quyền của viên chức, giúp viên chức sử dụng tối đa năng lực chuyên môn, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị dự thảo luật cần có cơ chế đánh giá, quản lý viên chức một cách có hiệu quả, bảo đảm để viên chức hoàn thành nhiệm vụ được giao cả về thời gian và chất lượng công việc và có biện pháp xử lý đối với các viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức. Luật này chỉ điều chỉnh cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội mà không có viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy, cần thiết phải có một văn bản pháp luật có giá trị cao do Nhà nước ban hành để đặt nền tảng pháp lý thúc đẩy việc xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Dự thảo Luật Viên chức đã quy định các quyền của viên chức liên quan đến hoạt động nghề nghiệp theo hướng mở hơn so với cán bộ, công chức và tạo điều kiện để viên chức có thể phát huy tài năng, sức sáng tạo của mình trong hoạt động nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, viên chức còn được hưởng các quyền khác liên quan đến tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương; về nghỉ ngơi; về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài giờ và các quyền khác. Cũng theo dự thảo luật này quy định, theo nhu cầu công việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thể kéo dài thời gian làm việc đối với viên chức đủ tuổi nghỉ hưu khi đơn vị sự nghiệp có nhu cầu.
Cũng trong ngày 3/6, Quốc hội đã nghe Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và các thành viên Chính phủ trình các dự án Luật tố tụng Hành chính và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Dự thảo Luật tố tụng Hành chính do Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình trình bày.
Dự thảo luật này quy định, những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao.
Góp ý về dự thảo luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể thời hiệu thi hành án đối với bản án, quyết định trong vụ án hành chính, cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền thi hành án hành chính, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định hành chính và xác định một cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án hành chính.
Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nêu rõ các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ; các quy định pháp luật hiện hành có nhiều bất cập, không phù hợp yêu cầu của công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong tình hình mới; nhiều hình thức bán hàng mới như bán hàng đa cấp, bán hàng tận cửa, bán hàng trực tuyến... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đối với người tiêu dùng.
Sự ra đời của luật nói trên là một yêu cầu cấp thiết hiện nay để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam được tôn trọng và bảo vệ, góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và sự phát triển của đất nước.
Báo cáo thẩm tra dự án luật cơ bản nhất trí những căn cứ về sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã nêu trong tờ trình của Chính phủ. Dự thảo luật đã đề xuất được nhiều giải pháp, cơ chế nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, dự thảo luật cần bổ sung, quy định rõ hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của từng cơ quan trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, trách nhiệm của Nhà nước trong một số loại hình dịch vụ công./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)