Đề xuất của Đức về đường ống khí đốt châu Âu được nhiều nước ủng hộ

Bộ trưởng Teresa Ribera hoan nghênh đề xuất trên của Đức và bày tỏ Tây Ban Nha "sẵn sàng góp phần làm giảm cuộc khủng hoảng năng lượng... bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng tái khí hóa của Tây Ban Nha."
Đề xuất của Đức về đường ống khí đốt châu Âu được nhiều nước ủng hộ ảnh 1Trạm trung chuyển khí đốt lớn nhất châu Âu OGE ở Werne, miền Tây Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày 12/8 ủng hộ đề xuất của Đức về việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt nối bán đảo Iberia với trung tâm châu Âu, trong đó Tây Ban Nha cho biết một phần của đường ống có thể "hoạt động" trong vòng vài tháng.

Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước Tây Ban Nha, Bộ trưởng Sinh thái Teresa Ribera hoan nghênh đề xuất trên của Đức và bày tỏ Tây Ban Nha "sẵn sàng góp phần làm giảm cuộc khủng hoảng năng lượng... bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng tái khí hóa của Tây Ban Nha."

Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa cũng cho biết một đường ống dẫn đến Trung Âu là "ưu tiên" của nước này và hoan nghênh lập trường của Đức là gia tăng "sức ép đối với các thể chế châu Âu" để đạt được tiến bộ trong vấn đề này.

[Đức cam kết có nhiều biện pháp hỗ trợ hơn khi giá năng lượng tăng]

Tây Ban Nha hiện có sáu cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để xử lý khí đốt đến bằng đường biển, có thể giúp Liên minh châu Âu (EU) tăng cường nhập khẩu, nhưng chỉ có hai đường ống công suất thấp kết nối với mạng lưới khí đốt của Pháp, vốn kết nối với phần còn lại của châu Âu.

Tây Ban Nha đã và đang thúc đẩy sự hồi sinh của dự án đường ống khí đốt nối Catalan Pyrenees với Pháp, có thể làm tăng đáng kể khả năng cung cấp khí đốt của nước này.

Hôm 11/8, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng nếu có một đường ống chạy qua Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp đến Trung Âu thì nó có thể "đóng góp to lớn" trong việc làm giảm cuộc khủng hoảng nguồn cung khí đốt./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục