“Di sản Hồ Chí Minh về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc” là chủ đề thảo luận của phiên thứ hai của Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay,” do Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 13/5.
Đây là dịp để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu làm rõ hơn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tập trung thảo luận các nội dung Hồ Chí Minh - chiến sĩ đấu tranh kiên cường vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc; ý nghĩa Di sản Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc trong thời đại ngày nay.
Các tham luận nêu bật những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc. Trong mọi hoàn cảnh, Hồ Chí Minh luôn hướng tới hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các dân tộc.
Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác cùng phát triển và chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam hiện nay là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng đối ngoại do Hồ Chí Minh khởi xướng từ năm 1947 là Việt Nam “Làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai.”
Hồ Chí Minh đến với nhân loại tiến bộ bằng tình yêu đối với hòa bình và bằng việc tổ chức nhân dân Việt Nam đấu tranh giành hòa bình và xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và với cộng đồng quốc tế.
Là chiến sĩ kiên cường trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh đã để lại những di sản có ý nghĩa lớn lao đối với thời đại ngày nay.
Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Việt Nam từ một dân tộc bị áp bức, sống khổ cực trong chiến tranh đã trở thành một quốc gia hòa bình, độc lập, tự do và bình đẳng, hữu nghị với cộng đồng quốc tế. Đây là câu trả lời cho tất cả các quốc gia đang đấu tranh để có một nền hòa bình chân chính và là một Di sản nổi bật của Hồ Chí Minh đối với thời đại ngày nay.
Lời kêu gọi “không có gì quý hơn độc lập tự do” của Hồ Chí Minh có thể coi như một bản Thông điệp sống động đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển, đa sắc tộc trước xu thế phát triển của thời đại: cần có quyết tâm cao và tránh sự mất độc lập, tự chủ về đường lối. Bài học xương máu là chỉ có hoà bình thực sự khi gắn hòa bình với độc lập và thống nhất dân tộc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, những bài học của Hồ Chí Minh về phương pháp ứng xử nhân nhượng có nguyên tắc trong đấu tranh vì hòa bình và trong quan hệ quốc tế thực sự là một di sản có giá trị để bảo vệ hòa bình hiện nay.
Những người từng đối thoại với Hồ Chí Minh đều tỏ lòng kính trọng đối với “một con người mềm dẻo, kiên nhẫn, ôn hòa, luôn luôn tìm cách hòa giải về thể thức chuyển hóa,” đều ca ngợi Hồ Chí Minh là “người luôn luôn biết giải quyết những vấn đề khó khăn với nụ cười trên môi.”
Hồ Chí Minh là người đã bắc những nhịp cầu hữu nghị, đẩy mạnh việc giao lưu, tiếp xúc nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc - một cơ sở để duy trì và củng cố hòa bình. Sau khi Việt Nam giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng giáo dục nhân dân về lòng yêu hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, biết kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đặt nền móng cho chính sách mở cửa và hợp tác rộng rãi của Việt Nam với thế giới trên mọi lĩnh vực.
Suốt đời mình, Hồ Chí Minh theo đuổi lý tưởng hữu ái, đoàn kết, thân thiện giữa các dân tộc, không phân biệt chủng tộc và màu da.
Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Trưởng Ban chỉ đạo Công tác tư tưởng, lý luận và văn hóa Trung ương Xamản Vinhakệt phát biểu nhấn mạnh, tình đoàn kết Việt-Lào đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục từ khi có chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào-Việt Nam.
Người luôn coi trọng tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt-Lào, đó vừa là nghĩa vụ quốc tế , vừa là lợi ích sống còn của mỗi nước. “Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm chú theo dõi và dìu dắt, giúp đỡ phong trào cách mạng ở Lào với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình.” Trong tư tưởng chỉ đạo và hoạt động thực tiễn, Người luôn luôn phát huy cao độ tính độc lập và chủ động của đồng bào các bộ tộc Lào,” ông Xamản Vinhakệt nhấn mạnh.
Ông Xamản Vinhakệt nêu rõ: "Trong suốt cuộc hành trình lịch sử này, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào chúng tôi mãi mãi ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi nguyện cùng với nhân dân Việt Nam tiếp tục tăng cường củng cố và vun đắp tình hữu nghị giữa hai nước."
Với bài tham luận có tiêu đề ngắn gọn “Hồ Chí Minh”, ông Raymon Aubrac, cao ủy danh dự Cộng hòa Pháp, đã bày tỏ tình cảm yêu mến, quý trọng của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Khiêm tốn và giản di, Bác Hồ là một chính khách mà rất nhiều người mong muốn làm được như vậy,” là cảm nhận của ông qua những lần được gặp Bác Hồ.
Ông nhấn mạnh: “Trong các chiến lược chính trị và quân sự của các cuộc đấu tranh vì nền độc lập, Bác Hồ luôn luôn tìm kiếm các cơ hội để thiết lập nền hòa bình. Là người đứng đầu Chính phủ, trong các cuộc gặp gỡ nhà báo và trong các buổi công khai ngôn luận, Người luôn biết cách chứng minh với dư luận thế giới rằng Người từ chối việc sỉ nhục kẻ thù và luôn đề nghị các giải pháp cho phép họ giữ được thể diện...”
Các đại biểu cùng thống nhất với nhận định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của một dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.”
Di sản Hồ Chí Minh không chỉ là hòa bình hữu nghị và tiến bộ ở Việt Nam mà còn là tác động lớn lao của nó đối với sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của toàn nhân loại trong thời đại ngày nay./.
Đây là dịp để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu làm rõ hơn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tập trung thảo luận các nội dung Hồ Chí Minh - chiến sĩ đấu tranh kiên cường vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc; ý nghĩa Di sản Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc trong thời đại ngày nay.
Các tham luận nêu bật những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc. Trong mọi hoàn cảnh, Hồ Chí Minh luôn hướng tới hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các dân tộc.
Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác cùng phát triển và chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam hiện nay là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng đối ngoại do Hồ Chí Minh khởi xướng từ năm 1947 là Việt Nam “Làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai.”
Hồ Chí Minh đến với nhân loại tiến bộ bằng tình yêu đối với hòa bình và bằng việc tổ chức nhân dân Việt Nam đấu tranh giành hòa bình và xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và với cộng đồng quốc tế.
Là chiến sĩ kiên cường trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh đã để lại những di sản có ý nghĩa lớn lao đối với thời đại ngày nay.
Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Việt Nam từ một dân tộc bị áp bức, sống khổ cực trong chiến tranh đã trở thành một quốc gia hòa bình, độc lập, tự do và bình đẳng, hữu nghị với cộng đồng quốc tế. Đây là câu trả lời cho tất cả các quốc gia đang đấu tranh để có một nền hòa bình chân chính và là một Di sản nổi bật của Hồ Chí Minh đối với thời đại ngày nay.
Lời kêu gọi “không có gì quý hơn độc lập tự do” của Hồ Chí Minh có thể coi như một bản Thông điệp sống động đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển, đa sắc tộc trước xu thế phát triển của thời đại: cần có quyết tâm cao và tránh sự mất độc lập, tự chủ về đường lối. Bài học xương máu là chỉ có hoà bình thực sự khi gắn hòa bình với độc lập và thống nhất dân tộc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, những bài học của Hồ Chí Minh về phương pháp ứng xử nhân nhượng có nguyên tắc trong đấu tranh vì hòa bình và trong quan hệ quốc tế thực sự là một di sản có giá trị để bảo vệ hòa bình hiện nay.
Những người từng đối thoại với Hồ Chí Minh đều tỏ lòng kính trọng đối với “một con người mềm dẻo, kiên nhẫn, ôn hòa, luôn luôn tìm cách hòa giải về thể thức chuyển hóa,” đều ca ngợi Hồ Chí Minh là “người luôn luôn biết giải quyết những vấn đề khó khăn với nụ cười trên môi.”
Hồ Chí Minh là người đã bắc những nhịp cầu hữu nghị, đẩy mạnh việc giao lưu, tiếp xúc nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc - một cơ sở để duy trì và củng cố hòa bình. Sau khi Việt Nam giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng giáo dục nhân dân về lòng yêu hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, biết kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đặt nền móng cho chính sách mở cửa và hợp tác rộng rãi của Việt Nam với thế giới trên mọi lĩnh vực.
Suốt đời mình, Hồ Chí Minh theo đuổi lý tưởng hữu ái, đoàn kết, thân thiện giữa các dân tộc, không phân biệt chủng tộc và màu da.
Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Trưởng Ban chỉ đạo Công tác tư tưởng, lý luận và văn hóa Trung ương Xamản Vinhakệt phát biểu nhấn mạnh, tình đoàn kết Việt-Lào đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục từ khi có chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào-Việt Nam.
Người luôn coi trọng tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt-Lào, đó vừa là nghĩa vụ quốc tế , vừa là lợi ích sống còn của mỗi nước. “Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm chú theo dõi và dìu dắt, giúp đỡ phong trào cách mạng ở Lào với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình.” Trong tư tưởng chỉ đạo và hoạt động thực tiễn, Người luôn luôn phát huy cao độ tính độc lập và chủ động của đồng bào các bộ tộc Lào,” ông Xamản Vinhakệt nhấn mạnh.
Ông Xamản Vinhakệt nêu rõ: "Trong suốt cuộc hành trình lịch sử này, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào chúng tôi mãi mãi ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi nguyện cùng với nhân dân Việt Nam tiếp tục tăng cường củng cố và vun đắp tình hữu nghị giữa hai nước."
Với bài tham luận có tiêu đề ngắn gọn “Hồ Chí Minh”, ông Raymon Aubrac, cao ủy danh dự Cộng hòa Pháp, đã bày tỏ tình cảm yêu mến, quý trọng của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Khiêm tốn và giản di, Bác Hồ là một chính khách mà rất nhiều người mong muốn làm được như vậy,” là cảm nhận của ông qua những lần được gặp Bác Hồ.
Ông nhấn mạnh: “Trong các chiến lược chính trị và quân sự của các cuộc đấu tranh vì nền độc lập, Bác Hồ luôn luôn tìm kiếm các cơ hội để thiết lập nền hòa bình. Là người đứng đầu Chính phủ, trong các cuộc gặp gỡ nhà báo và trong các buổi công khai ngôn luận, Người luôn biết cách chứng minh với dư luận thế giới rằng Người từ chối việc sỉ nhục kẻ thù và luôn đề nghị các giải pháp cho phép họ giữ được thể diện...”
Các đại biểu cùng thống nhất với nhận định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của một dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.”
Di sản Hồ Chí Minh không chỉ là hòa bình hữu nghị và tiến bộ ở Việt Nam mà còn là tác động lớn lao của nó đối với sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của toàn nhân loại trong thời đại ngày nay./.
(TTXVN/Vietnam+)