Theo phóng viên TTXVN tại Jakarat, Hội nghị thường niên Mạng lưới xóa bỏ bệnh sốt rét châu Á-Thái Bình Dương (APMEN) lần thứ 5, vừa được tổ chức tại Jimbaran (Indonesia) với sự tham dự của đại diện 14 nước thành viên APMEN và nhiều nhà quản lý, chuyên gia y tế đến từ các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Tại hội nghị, các đại biểu đã xem xét các kết quả các đã đạt được kể từ hội nghị lần trước, trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tìm kiếm các biện pháp tăng cường hợp tác và nâng cao hiệu quả của các chương trình chống bệnh sốt rét trong khu vực và đã nhất trí cho rằng khu châu Á-Thái Bình Dương đạt được nhiều tiến bộ lớn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh sốt rét.
Theo “Báo cáo về bệnh sốt rét thế giới 2011” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca bệnh sốt rét đã giảm 64% trong giai đoạn 2000-2010, từ 1.272.139 trường hợp năm 2000, xuống 455.479 trường hợp năm 2010 tại 14 nước thành viên APMEN, bao gồm Indonesia, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Nepal, Philippines, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, quần đảo Solomon, Srilanka, Thái Lan, Vanuatu và Việt Nam.
Đồng Chủ tịch Hội nghị APMEN 5, ông Richard Feachem, đồng thời là Giám đốc Tập đoàn Y tế Toàn cầu thuộc Đại hoc California, San Francisco (Mỹ) nói rằng 14 thành viên APMEN cũng là những quốc gia đạt được tiến bộ nổi bật trong cuộc chiến chống bệnh sốt rét, và đã cam kết sẽ loại trừ căn bệnh này trong vài năm tới thoogn qua các chương trình phòng chống hiệu quả.
Phát biểu tại hội nghị, quan chức cấp cao Chương trình sốt rét toàn cầu của WHO, Richard Cibulskis cho biết thế giới cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trong cuộc chiến chống bệnh sốt rét, nhờ sự gia tăng hỗ trợ tài chính của các nhà tài trợ quốc tế và nỗ lực của các nước có tỷ lệ và nguy cơ mắc bệnh cao.
Trong năm 2011, thế giới đã dành 2,3 tỷ USD cho việc mở rộng các chương trình chống và kiểm soát bệnh sốt rét, bao gồm cả khẩu chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, 13 trong số 14 quốc gia thành viên APMEN đã giảm được 75% tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, và 4 trong số này tuyên bố đã xóa bỏ hoàn toàn được căn bệnh này là Srilanca, Hàn Quốc, Bhutan và Malaysia.
Tuy nhiên, Hội nghị APMEN 5 khuyến cáo rằng mặc dù thành công trong việc kiểm soát bệnh sốt rét, song các nước châu Á-Thái Bình dương vẫn còn đối mặt với nhiều trường hợp kháng thuốc và bệnh sốt rét vẫn là một mối đe dọa đáng kể cho sự tiếp tục phát triển và tăng trưởng của các nước trong khu vực, bởi những tiến bộ đã đạt được thực sự mong manh khi bệnh sốt rét rất dễ tái trở lại hoành hành vì nguy cơ lây lan tình trạng kháng thuốc chống sốt rét từ một số quốc gia khác trong khu vực.
Ông Richard Feachem cho biết thêm rằng đã có những bằng chứng về sự kháng thuốc của một trong những ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium falciparum) tại Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đối với loại thuốc chống sốt rét Artemisinin được sử dụng phổ biến nhất.
Sự kháng thuốc này là thách thức và là mối đe dọa đối với khu vực và thế giới, bởi nó dễ dàng bằng nhiều cách lây lan sang các khu vực khác trên thế giới, nhất là châu Phi. Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển các loại thuốc mới để giải quyết tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc này./.
Tại hội nghị, các đại biểu đã xem xét các kết quả các đã đạt được kể từ hội nghị lần trước, trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tìm kiếm các biện pháp tăng cường hợp tác và nâng cao hiệu quả của các chương trình chống bệnh sốt rét trong khu vực và đã nhất trí cho rằng khu châu Á-Thái Bình Dương đạt được nhiều tiến bộ lớn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh sốt rét.
Theo “Báo cáo về bệnh sốt rét thế giới 2011” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca bệnh sốt rét đã giảm 64% trong giai đoạn 2000-2010, từ 1.272.139 trường hợp năm 2000, xuống 455.479 trường hợp năm 2010 tại 14 nước thành viên APMEN, bao gồm Indonesia, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Nepal, Philippines, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, quần đảo Solomon, Srilanka, Thái Lan, Vanuatu và Việt Nam.
Đồng Chủ tịch Hội nghị APMEN 5, ông Richard Feachem, đồng thời là Giám đốc Tập đoàn Y tế Toàn cầu thuộc Đại hoc California, San Francisco (Mỹ) nói rằng 14 thành viên APMEN cũng là những quốc gia đạt được tiến bộ nổi bật trong cuộc chiến chống bệnh sốt rét, và đã cam kết sẽ loại trừ căn bệnh này trong vài năm tới thoogn qua các chương trình phòng chống hiệu quả.
Phát biểu tại hội nghị, quan chức cấp cao Chương trình sốt rét toàn cầu của WHO, Richard Cibulskis cho biết thế giới cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trong cuộc chiến chống bệnh sốt rét, nhờ sự gia tăng hỗ trợ tài chính của các nhà tài trợ quốc tế và nỗ lực của các nước có tỷ lệ và nguy cơ mắc bệnh cao.
Trong năm 2011, thế giới đã dành 2,3 tỷ USD cho việc mở rộng các chương trình chống và kiểm soát bệnh sốt rét, bao gồm cả khẩu chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, 13 trong số 14 quốc gia thành viên APMEN đã giảm được 75% tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, và 4 trong số này tuyên bố đã xóa bỏ hoàn toàn được căn bệnh này là Srilanca, Hàn Quốc, Bhutan và Malaysia.
Tuy nhiên, Hội nghị APMEN 5 khuyến cáo rằng mặc dù thành công trong việc kiểm soát bệnh sốt rét, song các nước châu Á-Thái Bình dương vẫn còn đối mặt với nhiều trường hợp kháng thuốc và bệnh sốt rét vẫn là một mối đe dọa đáng kể cho sự tiếp tục phát triển và tăng trưởng của các nước trong khu vực, bởi những tiến bộ đã đạt được thực sự mong manh khi bệnh sốt rét rất dễ tái trở lại hoành hành vì nguy cơ lây lan tình trạng kháng thuốc chống sốt rét từ một số quốc gia khác trong khu vực.
Ông Richard Feachem cho biết thêm rằng đã có những bằng chứng về sự kháng thuốc của một trong những ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium falciparum) tại Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đối với loại thuốc chống sốt rét Artemisinin được sử dụng phổ biến nhất.
Sự kháng thuốc này là thách thức và là mối đe dọa đối với khu vực và thế giới, bởi nó dễ dàng bằng nhiều cách lây lan sang các khu vực khác trên thế giới, nhất là châu Phi. Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển các loại thuốc mới để giải quyết tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc này./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)