Theo các chuyên gia, mặc dù chiếm tỷ trọng trên 50% trong cơ cấu điện thương phẩm nhưng việc sử dụng điện trong sản xuất, xây dựng hiện vẫn rất lãng phí.
Tính toán mới nhất của các chuyên gia thuộc Trung tâm Năng lượng Nhật Bản cho thấy hệ số đàn hồi tăng trưởng điện/GDP (ICOR) của Việt Nam hiện bằng 2, cao gấp 2-2,5 lần so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Điều này nghĩa là việc sử dụng điện tại Việt Nam vẫn còn lãng phí từ 15-20%, tương đương 1.500-2.800 MW.
Không chỉ có điện, các loại nhiên liệu khác như than, xăng dầu cũng bị sử dụng lãng phí dẫn tới mức tiêu hao năng lượng của Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tiêu hao năng lượng (kg OE) trên 1 đơn vị GDP của Mỹ là 0,29; Nhật là 0,1, Singapore là 0,26 trong khi của Việt Nam là 1,43. Đặc biệt, tiêu hao năng lượng trong ngành ximăng còn cao hơn khoảng 1,4 lần; ngành thép cao hơn từ 1,5-1,7 lần so với các nước sử dụng công nghệ tiên tiến.
Với việc sử dụng năng lượng chưa hiệu quả và tiết kiệm này, GDP tạo ra trên 1 kg OE của Việt Nam chỉ đạt 3,7 USD, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực: Indonesia là 4,1 USD, Thái Lan và Malaysia là 4,7 USD, Nhật Bản là 7,9 USD và Singapore là 8,1 USD.
Một ví dụ rõ nét nhất là dây chuyền sản xuất phân bón supe lân và axit sunphuríc của Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hiện tiêu thụ năng lượng lớn gấp đôi so với một dây chuyền theo công nghệ mới nhất.
Về phía Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Chủ tịch Phạm Chí Cường khẳng định trong số 32 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép của VSA, chỉ có 14 doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến của thế giới hoặc công nghệ cải tiến trên nền công nghệ cũ trong khi 18 doanh nghiệp còn lại (chiếm khoảng 50% công suất thép toàn quốc) vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn diện năng và gây ô nhiễm môi trường./.
Tính toán mới nhất của các chuyên gia thuộc Trung tâm Năng lượng Nhật Bản cho thấy hệ số đàn hồi tăng trưởng điện/GDP (ICOR) của Việt Nam hiện bằng 2, cao gấp 2-2,5 lần so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Điều này nghĩa là việc sử dụng điện tại Việt Nam vẫn còn lãng phí từ 15-20%, tương đương 1.500-2.800 MW.
Không chỉ có điện, các loại nhiên liệu khác như than, xăng dầu cũng bị sử dụng lãng phí dẫn tới mức tiêu hao năng lượng của Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tiêu hao năng lượng (kg OE) trên 1 đơn vị GDP của Mỹ là 0,29; Nhật là 0,1, Singapore là 0,26 trong khi của Việt Nam là 1,43. Đặc biệt, tiêu hao năng lượng trong ngành ximăng còn cao hơn khoảng 1,4 lần; ngành thép cao hơn từ 1,5-1,7 lần so với các nước sử dụng công nghệ tiên tiến.
Với việc sử dụng năng lượng chưa hiệu quả và tiết kiệm này, GDP tạo ra trên 1 kg OE của Việt Nam chỉ đạt 3,7 USD, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực: Indonesia là 4,1 USD, Thái Lan và Malaysia là 4,7 USD, Nhật Bản là 7,9 USD và Singapore là 8,1 USD.
Một ví dụ rõ nét nhất là dây chuyền sản xuất phân bón supe lân và axit sunphuríc của Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hiện tiêu thụ năng lượng lớn gấp đôi so với một dây chuyền theo công nghệ mới nhất.
Về phía Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Chủ tịch Phạm Chí Cường khẳng định trong số 32 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép của VSA, chỉ có 14 doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến của thế giới hoặc công nghệ cải tiến trên nền công nghệ cũ trong khi 18 doanh nghiệp còn lại (chiếm khoảng 50% công suất thép toàn quốc) vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn diện năng và gây ô nhiễm môi trường./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)