Tại buổi họp báo chiều 26/9 với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhiều lần nhấn mạnh điều hành tiền tệ là nhiệm vụ hàng đầu trong kiềm chế lạm phát.
Thông báo về kết quả phiên họp thường kỳ tháng Chín của Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết trung tâm của phiên họp lần này là việc phân tích, đánh giá và thống nhất các biện pháp kiềm chế lạm phát của tập thể Chính phủ.
Xung quanh vấn đề này, Chính phủ đã giao cho 3 cơ quan, tổ chức phân tích độc lập về tình hình lạm phát, nguyên nhân và các giải pháp tháo gỡ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Chính phủ cũng đã yêu cầu Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và các cơ quan tư vấn vào cuộc. Kết quả nghiên cứu của các cơ quan này đều cho thấy, lạm phát ở Việt Nam là rất cao và kéo dài.
Nguyên nhân của tình trạng này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết gồm các yếu tố chính như đầu tư nhiều hơn tiết kiệm, dẫn đến tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức cao trong khi hiệu quả đầu tư chưa cao; yếu tố lương thực, thực phẩm tăng giá mạnh cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ lạm phát. Đặc biệt, trong số các nguyên nhân kéo, đẩy lạm phát, tiền tệ là yếu tố tác động chính.
Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong điều hành tiền tệ là hết sức nặng nề nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Khẳng định tinh thần chung của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường tiếp xúc, thông tin cho các cơ quan báo chí, góp phần định hướng dư luận, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết nhìn nhận về bức tranh kinh tế xã hội 9 tháng năm nay của cả nước, có thể thấy nhiều kết quả tích cực.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam nêu ví dụ tăng trưởng kinh tế tăng đều ở các quý, riêng quý 3 đạt mức 6,11% và xu hướng vẫn tiếp tục đạt cao trong thời gian từ nay đến cuối năm. Kết quả này có được là nhờ Chính phủ kiên quyết thực hiện Nghị quyết 11/CP, cơ cấu lại danh mục đầu tư, làm giảm chỉ số lạm phát. Xuất khẩu tăng tốt, nhập siêu đã được kiềm chế ở mức 15-16% và đang phấn đấu giữ ở mức 13% trong năm nay; kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu tích cực, ổn định….
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên nhấn mạnh, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, công tác điều hành kinh tế xã hội còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn ở phía trước. Lạm phát vẫn ở mức rất cao. Lãi suất mặc dù có giảm nhưng vẫn ở mức cao, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây nên tình trạng doanh nghiệp “khát” vốn. Trong khi đó, diễn biến kinh tế thế giới cũng có nhiều thông tin bất lợi, phức tạp hơn.
Ông Đam khẳng định trong bối cảnh này, Chính phủ quyết tâm duy trì và thực hiện Nghị quyết 11/CP không chỉ trong năm nay mà có thể cả trong những năm tới đây nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục kiềm chế lạm phát. Chính phủ kiên định chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ; điều phối lượng tiền tín dụng hợp lý; thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm đầu tư công; phải lựa chọn dự án ưu tiên trong số các dự án được ưu tiên triển khai.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến công tác điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Đức Đam tiếp tục khẳng định, việc điều hành giá xăng dầu là chủ trương nhất quán của Chính phủ, được thực hiện từ nhiều năm nay trên cơ sở Nghị định 84/CP về quản lý, kinh doanh xăng dầu hướng đến theo lộ trình lộ trình thị trường hóa loại mặt hàng này.
Chính phủ chủ trương công khai hóa hoạt động điều hành giá xăng dầu, việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu và cả kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu.
Cũng liên quan đến nội dung này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp cho biết thêm Bộ đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra; khoảng 2 tuần nữa, sẽ có báo cáo chính thức về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này./.
Thông báo về kết quả phiên họp thường kỳ tháng Chín của Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết trung tâm của phiên họp lần này là việc phân tích, đánh giá và thống nhất các biện pháp kiềm chế lạm phát của tập thể Chính phủ.
Xung quanh vấn đề này, Chính phủ đã giao cho 3 cơ quan, tổ chức phân tích độc lập về tình hình lạm phát, nguyên nhân và các giải pháp tháo gỡ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Chính phủ cũng đã yêu cầu Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và các cơ quan tư vấn vào cuộc. Kết quả nghiên cứu của các cơ quan này đều cho thấy, lạm phát ở Việt Nam là rất cao và kéo dài.
Nguyên nhân của tình trạng này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết gồm các yếu tố chính như đầu tư nhiều hơn tiết kiệm, dẫn đến tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức cao trong khi hiệu quả đầu tư chưa cao; yếu tố lương thực, thực phẩm tăng giá mạnh cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ lạm phát. Đặc biệt, trong số các nguyên nhân kéo, đẩy lạm phát, tiền tệ là yếu tố tác động chính.
Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong điều hành tiền tệ là hết sức nặng nề nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Khẳng định tinh thần chung của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường tiếp xúc, thông tin cho các cơ quan báo chí, góp phần định hướng dư luận, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết nhìn nhận về bức tranh kinh tế xã hội 9 tháng năm nay của cả nước, có thể thấy nhiều kết quả tích cực.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam nêu ví dụ tăng trưởng kinh tế tăng đều ở các quý, riêng quý 3 đạt mức 6,11% và xu hướng vẫn tiếp tục đạt cao trong thời gian từ nay đến cuối năm. Kết quả này có được là nhờ Chính phủ kiên quyết thực hiện Nghị quyết 11/CP, cơ cấu lại danh mục đầu tư, làm giảm chỉ số lạm phát. Xuất khẩu tăng tốt, nhập siêu đã được kiềm chế ở mức 15-16% và đang phấn đấu giữ ở mức 13% trong năm nay; kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu tích cực, ổn định….
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên nhấn mạnh, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, công tác điều hành kinh tế xã hội còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn ở phía trước. Lạm phát vẫn ở mức rất cao. Lãi suất mặc dù có giảm nhưng vẫn ở mức cao, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây nên tình trạng doanh nghiệp “khát” vốn. Trong khi đó, diễn biến kinh tế thế giới cũng có nhiều thông tin bất lợi, phức tạp hơn.
Ông Đam khẳng định trong bối cảnh này, Chính phủ quyết tâm duy trì và thực hiện Nghị quyết 11/CP không chỉ trong năm nay mà có thể cả trong những năm tới đây nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục kiềm chế lạm phát. Chính phủ kiên định chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ; điều phối lượng tiền tín dụng hợp lý; thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm đầu tư công; phải lựa chọn dự án ưu tiên trong số các dự án được ưu tiên triển khai.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến công tác điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Đức Đam tiếp tục khẳng định, việc điều hành giá xăng dầu là chủ trương nhất quán của Chính phủ, được thực hiện từ nhiều năm nay trên cơ sở Nghị định 84/CP về quản lý, kinh doanh xăng dầu hướng đến theo lộ trình lộ trình thị trường hóa loại mặt hàng này.
Chính phủ chủ trương công khai hóa hoạt động điều hành giá xăng dầu, việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu và cả kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu.
Cũng liên quan đến nội dung này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp cho biết thêm Bộ đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra; khoảng 2 tuần nữa, sẽ có báo cáo chính thức về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)