Bác sĩ, chuyên khoa II Dương Công Hoạt, Bệnh viện Nhi Nghệ An đã nghiên cứu điều trị phẫu thuật xơ hóa cơ delta bằng phương pháp cắt rời dải xơ.
Phương pháp này ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, tiết kiệm được chi phí cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
Theo nghiên cứu trên, việc phẫu thuật xơ hóa cơ delta được chỉ định khi đã có những biến dạng nhất định ở vùng vai, cánh tay; trẻ trên 5 tuổi bị xơ hóa cơ delta ở mức độ vừa và nặng.
Việc điều trị phẫu thuật cắt rời nguyên ủy hoặc bám tận dải xơ trong điều trị xơ hóa cơ delta cho kết quả tốt (97,3%). Đây là phương pháp tương đối đơn giản, có thể thực hiện tại y tế tuyến cơ sở với những phẫu thuật viên chuyên ngành ngoại khoa đã được tập huấn về phẫu thuật xơ hóa cơ delta. Đối với trẻ dưới 6 tuổi, nếu phải dùng thuốc nên dùng theo đường uống hoặc đường hậu môn, không tiêm thuốc vào vùng cơ delta cho trẻ em, khi cần thiết phải dùng thuốc tiêm vào cơ mông hoặc tĩnh mạch.
Tại Nghệ An, tỷ lệ mắc bệnh xơ hóa cơ delta chiếm 24,2% trong số 6.842 trẻ được khám tại 20 huyện, thành, thị xã trong tỉnh, chiếm 0,18% số trẻ em của tỉnh. Trong đó, vùng miền núi tỷ lệ mắc bệnh thấp (10%), vùng đồng bằng, trung du và thành phố, thị xã, tỷ lệ mắc bệnh cao (30%). Qua nghiên cứu 420 trẻ bị xơ hóa cơ delta điều trị phẫu thuật, kết quả sau 3 lần khám cho thấy 97,4% bệnh nhân có tiền sử tiêm thuốc vào cơ delta.
Đây chính là nguyên nhân gây xơ hóa cơ delta, các thuốc được sử dụng nhiều nhất là các loại kháng sinh, đặc biệt là penicillin hoặc penicillin phối hợp với gentamycin (84,8%). Trẻ từ 1 tháng đến 6 tuổi có tiền sử tiêm vào vùng cơ delta bị xơ hóa cơ delta chiếm tỷ lệ cao (81,2%)./.
Phương pháp này ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, tiết kiệm được chi phí cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
Theo nghiên cứu trên, việc phẫu thuật xơ hóa cơ delta được chỉ định khi đã có những biến dạng nhất định ở vùng vai, cánh tay; trẻ trên 5 tuổi bị xơ hóa cơ delta ở mức độ vừa và nặng.
Việc điều trị phẫu thuật cắt rời nguyên ủy hoặc bám tận dải xơ trong điều trị xơ hóa cơ delta cho kết quả tốt (97,3%). Đây là phương pháp tương đối đơn giản, có thể thực hiện tại y tế tuyến cơ sở với những phẫu thuật viên chuyên ngành ngoại khoa đã được tập huấn về phẫu thuật xơ hóa cơ delta. Đối với trẻ dưới 6 tuổi, nếu phải dùng thuốc nên dùng theo đường uống hoặc đường hậu môn, không tiêm thuốc vào vùng cơ delta cho trẻ em, khi cần thiết phải dùng thuốc tiêm vào cơ mông hoặc tĩnh mạch.
Tại Nghệ An, tỷ lệ mắc bệnh xơ hóa cơ delta chiếm 24,2% trong số 6.842 trẻ được khám tại 20 huyện, thành, thị xã trong tỉnh, chiếm 0,18% số trẻ em của tỉnh. Trong đó, vùng miền núi tỷ lệ mắc bệnh thấp (10%), vùng đồng bằng, trung du và thành phố, thị xã, tỷ lệ mắc bệnh cao (30%). Qua nghiên cứu 420 trẻ bị xơ hóa cơ delta điều trị phẫu thuật, kết quả sau 3 lần khám cho thấy 97,4% bệnh nhân có tiền sử tiêm thuốc vào cơ delta.
Đây chính là nguyên nhân gây xơ hóa cơ delta, các thuốc được sử dụng nhiều nhất là các loại kháng sinh, đặc biệt là penicillin hoặc penicillin phối hợp với gentamycin (84,8%). Trẻ từ 1 tháng đến 6 tuổi có tiền sử tiêm vào vùng cơ delta bị xơ hóa cơ delta chiếm tỷ lệ cao (81,2%)./.
Viết Hùng (TTXVN/Vietnam+)