Hội nghị mở rộng các đối tác tham gia Ủy ban Thập kỷ giáo dục vì phát triển bền vững của Việt Nam do Ủy ban UNESCO Việt Nam tổ chức đã diễn ra ngày 23/3 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của Việt Nam chủ trì hội nghị.
Giáo dục phát triển bền vững coi giáo dục là nền tảng, con người là chủ thể và là trung tâm của sự phát triển bền vững.
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ bao trùm của Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục vì sự phát triển bền vững Việt Nam (2010-2014) tập trung đẩy mạnh các sáng kiến và chương trình giáo dục phát triển bền vững, huy động thêm nguồn lực để biến nhận thức thành hành động, tạo ra sự thay đổi trong lối sống và cùng chung tay xây dựng một tương lai bền vững.
Đẩy mạnh mục tiêu dạy và học vì một tương lai bền vững thông qua các chiến lược liên kết và hợp tác; xây dựng năng lực và đào tạo; nghiên cứu và đổi mới; công nghệ thông tin và truyền thông và thường xuyên theo dõi, đánh giá để bảo đảm kế hoạch hành động đạt được các thành quả tích cực và có hiệu quả lâu dài…
Tại hội nghị, bà Katherine Muller-Marin, trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội đánh giá cao việc Việt Nam đã thể hiện quyết tâm và cam kết mạnh mẽ cùng với Liên hợp quốc thực hiện phát triển bền vững.
Giai đoạn 2005-2014 được Liên hợp quốc chọn làm Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững, nhằm biến đổi nhận thức của mọi người thành hành động cụ thể vì cuộc sống bền vững cả về kinh tế, môi trường và xã hội.
Hội nghị cũng giới thiệu kế hoạch hành động nửa thập kỷ còn lại của Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam; dự án giáo dục vì phát triển bền vững ở Việt Nam; kinh nghiệm điển hình về giáo dục phát triển bền vững tại Việt Nam.
Các đại biểu đã thảo luận về kế hoạch hành động từ năm 2010./.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của Việt Nam chủ trì hội nghị.
Giáo dục phát triển bền vững coi giáo dục là nền tảng, con người là chủ thể và là trung tâm của sự phát triển bền vững.
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ bao trùm của Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục vì sự phát triển bền vững Việt Nam (2010-2014) tập trung đẩy mạnh các sáng kiến và chương trình giáo dục phát triển bền vững, huy động thêm nguồn lực để biến nhận thức thành hành động, tạo ra sự thay đổi trong lối sống và cùng chung tay xây dựng một tương lai bền vững.
Đẩy mạnh mục tiêu dạy và học vì một tương lai bền vững thông qua các chiến lược liên kết và hợp tác; xây dựng năng lực và đào tạo; nghiên cứu và đổi mới; công nghệ thông tin và truyền thông và thường xuyên theo dõi, đánh giá để bảo đảm kế hoạch hành động đạt được các thành quả tích cực và có hiệu quả lâu dài…
Tại hội nghị, bà Katherine Muller-Marin, trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội đánh giá cao việc Việt Nam đã thể hiện quyết tâm và cam kết mạnh mẽ cùng với Liên hợp quốc thực hiện phát triển bền vững.
Giai đoạn 2005-2014 được Liên hợp quốc chọn làm Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững, nhằm biến đổi nhận thức của mọi người thành hành động cụ thể vì cuộc sống bền vững cả về kinh tế, môi trường và xã hội.
Hội nghị cũng giới thiệu kế hoạch hành động nửa thập kỷ còn lại của Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam; dự án giáo dục vì phát triển bền vững ở Việt Nam; kinh nghiệm điển hình về giáo dục phát triển bền vững tại Việt Nam.
Các đại biểu đã thảo luận về kế hoạch hành động từ năm 2010./.
Đỗ Quyên (Vietnam+)