Ngày 20/4, Kỳ họp thứ 20 - Kỳ chuyên đề Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa 8 đã họp để xem xét những nội dung lớn định hướng tương lai phát triển của Thủ đô.
Cuộc họp bàn về “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,” “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,” đề nghị Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050...”
Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ tổ chức không gian đô thị theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và các đô thị trực thuộc (với năm đô thị vệ tinh và 13 thị trấn); trở thành trung tâm chính trị, hành chính quốc gia của một đất nước với trên 100 triệu dân vào năm 2030.
Hà Nội cũng sẽ hình thành hệ thống các khu hành chính, chính trị của Trung ương và thành phố, có hệ thống công sở hiện đại, với những kiến trúc đặc trưng tiêu biểu của Thủ đô.
Vào năm 2030, Hà Nội sẽ là một thủ đô văn minh, với tổ chức xã hội phù hợp với trình độ tiên tiến về kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, có những hệ thống công trình văn hóa tiêu biểu của cả nước. Hà Nội sẽ là thủ đô có không gian xanh, sạch, đẹp, hiện đại, có kiến trúc đô thị mang dấu ấn của một Thủ đô ngàn năm văn hiến và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.
Hà Nội đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2015 là 10%/năm, thời kỳ 2016- 2020 đạt 9%/năm và khoảng 8%/năm thời kỳ 2021-2030. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt khoảng 3.300 USD, đến năm 2020 đạt 5.300 USD và năm 2030 đạt 11.000 USD (tính theo giá thực tế).
Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân là 10-12%/năm thời kỳ 2011-2015 và 14-15% thời kỳ 2016-2020. Quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2-7,3 triệu người, năm 2020 đạt khoảng 7,9-8 triệu người và năm 2030 đạt khoảng 9,4-9,5 triệu người.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 55-60% vào năm 2015 và 70-75% vào năm 2020, đưa Thủ đô trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực.
Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc, người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tỷ lệ đô thị hóa của Hà Nội năm 2015 khoảng 46-47%, năm 2020 đạt 54-55%...
Để đảm bảo phát triển theo định hướng trên, dự kiến nhu cầu đầu tư toàn xã hội của Hà Nội là từ 1.200.000-1.250.000 tỷ đồng theo giá thực tế (tương ứng khoảng 60-61 tỷ USD) thời kỳ 2011-2015 và khoảng 2.180.000-2.200.000 tỷ đồng theo giá thực tế thời kỳ 2016-2020 (tương đương khoảng 97-98 tỷ USD).
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư, thành phố Hà Nội đã đề ra hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất, từ tài sản công thuộc sở hữu Nhà nước để phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng, chú trọng thu hồi vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao./.
Cuộc họp bàn về “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,” “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,” đề nghị Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050...”
Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ tổ chức không gian đô thị theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và các đô thị trực thuộc (với năm đô thị vệ tinh và 13 thị trấn); trở thành trung tâm chính trị, hành chính quốc gia của một đất nước với trên 100 triệu dân vào năm 2030.
Hà Nội cũng sẽ hình thành hệ thống các khu hành chính, chính trị của Trung ương và thành phố, có hệ thống công sở hiện đại, với những kiến trúc đặc trưng tiêu biểu của Thủ đô.
Vào năm 2030, Hà Nội sẽ là một thủ đô văn minh, với tổ chức xã hội phù hợp với trình độ tiên tiến về kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, có những hệ thống công trình văn hóa tiêu biểu của cả nước. Hà Nội sẽ là thủ đô có không gian xanh, sạch, đẹp, hiện đại, có kiến trúc đô thị mang dấu ấn của một Thủ đô ngàn năm văn hiến và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.
Hà Nội đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2015 là 10%/năm, thời kỳ 2016- 2020 đạt 9%/năm và khoảng 8%/năm thời kỳ 2021-2030. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt khoảng 3.300 USD, đến năm 2020 đạt 5.300 USD và năm 2030 đạt 11.000 USD (tính theo giá thực tế).
Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân là 10-12%/năm thời kỳ 2011-2015 và 14-15% thời kỳ 2016-2020. Quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2-7,3 triệu người, năm 2020 đạt khoảng 7,9-8 triệu người và năm 2030 đạt khoảng 9,4-9,5 triệu người.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 55-60% vào năm 2015 và 70-75% vào năm 2020, đưa Thủ đô trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực.
Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc, người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tỷ lệ đô thị hóa của Hà Nội năm 2015 khoảng 46-47%, năm 2020 đạt 54-55%...
Để đảm bảo phát triển theo định hướng trên, dự kiến nhu cầu đầu tư toàn xã hội của Hà Nội là từ 1.200.000-1.250.000 tỷ đồng theo giá thực tế (tương ứng khoảng 60-61 tỷ USD) thời kỳ 2011-2015 và khoảng 2.180.000-2.200.000 tỷ đồng theo giá thực tế thời kỳ 2016-2020 (tương đương khoảng 97-98 tỷ USD).
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư, thành phố Hà Nội đã đề ra hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất, từ tài sản công thuộc sở hữu Nhà nước để phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng, chú trọng thu hồi vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao./.
Phạm Điệp (Vietnam+)