Theo một khảo sát về hoạt động thương mại điện tử của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh và các công cụ của thương mại điện tử đang chi phối mạnh mẽ trong việc tiếp cận sản phẩm, giao dịch hàng hóa trên thị trường.
Trong đó, doanh nghiệp đặt hàng qua điện thoại (chiếm tỷ lệ 91%), fax (82%), email (64%), website (10%); còn doanh nghiệp nhận hàng qua điện thoại (92%), fax (82%), email (66%), website (11%)… Bên cạnh đó, hiện tại có trên 45% doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng website công ty, có 35 sàn giao dịch thương mại điện tử được xác nhận trên toàn quốc.
Tại hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua thương mại điện tử” ngày 5/6, do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI – HCMC) phối hợp cùng Tập đoàn MFG (Hoa Kỳ) tổ chức, ông Mitch Free, chuyên gia lĩnh vực thương mại điện tử, đồng thời là người sáng lập Tập đoàn MEG (Hoa Kỳ), cho biết hiện nay trong hoạt động xuất nhập khẩu, khi doanh nghiệp có nhu cầu tìm người mua hay người bán thì thương mại điện tử là phương tiện đầu tiên họ ứng dụng để tìm kiếm.
Ông Mitch Free nhận định Việt Nam được đánh giá cao ở các lĩnh vực chế tạo máy móc, thiết bị, dệt may… nhưng nhiều đối tác nước ngoài muốn làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam lại gặp khó khăn trong việc xác nhận thông tin đối tác, bạn hàng. Do đó, thương mại điện tử là một trong những phương thức quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải tham gia để thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế, mở rộng mạng lưới kinh doanh hiệu quả.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đánh giá thương mại điện tử là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần tăng tính hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, Chính phủ cũng đã có nhiều chủ trương phát triển thương mại điện tử như xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thương mại điện tử; khuyến khích doanh nghiệp tham gia và áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh… đồng thời, các sở, ngành cũng triển khai các hoạt động thiết thực, giới thiệu, cung cấp các sản phẩm và phương tiện ứng dụng thương mại điện tử, thành lập website và cơ sở dữ liệu thông tin cho doanh nghiệp.
Các tham luận tại hội thảo còn giới thiệu thông tin tổng quan về thị trường thương mại điện tử Việt Nam, xu hướng thương mại điện tử thế giới, xu hướng mua hàng, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo và may mặc; đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp những phương thức áp dụng thương mại điện tử hiệu quả vào hoạt động kinh doanh để tăng cường tiếp cận thị trường xuất khẩu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa ra thị trường quốc tế…/.
Trong đó, doanh nghiệp đặt hàng qua điện thoại (chiếm tỷ lệ 91%), fax (82%), email (64%), website (10%); còn doanh nghiệp nhận hàng qua điện thoại (92%), fax (82%), email (66%), website (11%)… Bên cạnh đó, hiện tại có trên 45% doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng website công ty, có 35 sàn giao dịch thương mại điện tử được xác nhận trên toàn quốc.
Tại hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua thương mại điện tử” ngày 5/6, do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI – HCMC) phối hợp cùng Tập đoàn MFG (Hoa Kỳ) tổ chức, ông Mitch Free, chuyên gia lĩnh vực thương mại điện tử, đồng thời là người sáng lập Tập đoàn MEG (Hoa Kỳ), cho biết hiện nay trong hoạt động xuất nhập khẩu, khi doanh nghiệp có nhu cầu tìm người mua hay người bán thì thương mại điện tử là phương tiện đầu tiên họ ứng dụng để tìm kiếm.
Ông Mitch Free nhận định Việt Nam được đánh giá cao ở các lĩnh vực chế tạo máy móc, thiết bị, dệt may… nhưng nhiều đối tác nước ngoài muốn làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam lại gặp khó khăn trong việc xác nhận thông tin đối tác, bạn hàng. Do đó, thương mại điện tử là một trong những phương thức quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải tham gia để thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế, mở rộng mạng lưới kinh doanh hiệu quả.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đánh giá thương mại điện tử là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần tăng tính hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, Chính phủ cũng đã có nhiều chủ trương phát triển thương mại điện tử như xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thương mại điện tử; khuyến khích doanh nghiệp tham gia và áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh… đồng thời, các sở, ngành cũng triển khai các hoạt động thiết thực, giới thiệu, cung cấp các sản phẩm và phương tiện ứng dụng thương mại điện tử, thành lập website và cơ sở dữ liệu thông tin cho doanh nghiệp.
Các tham luận tại hội thảo còn giới thiệu thông tin tổng quan về thị trường thương mại điện tử Việt Nam, xu hướng thương mại điện tử thế giới, xu hướng mua hàng, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo và may mặc; đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp những phương thức áp dụng thương mại điện tử hiệu quả vào hoạt động kinh doanh để tăng cường tiếp cận thị trường xuất khẩu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa ra thị trường quốc tế…/.
Mỹ Phương (TTXVN)