Có thể nói một show diễn tình cảm nhất trong mùa Đồ Rê Mí vừa lên sóng VTV3 20h tối 21/8/2011. Khán giả nhí và cả các phụ huynh đã được thưởng thức giọng hát 6 thí của sinh tài năng trong đêm diễn hoàn toàn "mộc", không nhạc cụ điện tử, với phần đệm của ban nhạc đến từ trường Văn hóa nghệ thuật quân đội.
Đó là một đêm hát ấm tình cha mẹ. Các bé đã thể hiện một tình yêu tha thiết mà hồn nhiên dành cho các bậc sinh thành. Cũng từ đêm các bé có một số nhầm lẫn cũng đáng yêu này thì người lớn lại có những lỗi hơi kỳ lạ.
Nhầm của các bé đáng yêu
Bé Hà Linh hát ca khúc “Bàn tay mẹ” gợi về dáng mẹ tảo tần. Hà Linh đã thể hiện dịu ngọt và hồn nhiên về “công ơn” của mẹ qua những việc hàng ngày. Ca khúc dạy trẻ biết ơn từ cơm con ăn mẹ nấu, nước con uống mẹ đun...
Khi xuống với Ban giám khảo, được yêu cầu hát về bố, Hà Linh hát vang: “Bố làm tàu hỏa, bố làm xe hơi, bố làm xe ngựa em cưỡi em chơi.” Chắc cùng tập và ít nhất là được dượt chung thì Hà Linh đã biết rằng hát bài “Bố là tất cả" sẽ "đụng" với phần thi của bạn. Nhưng Hà Linh vẫn ngây thơ, hồn nhiên chọn luôn vì bài hát sẽ ca ngợi được bố, Hà Linh không cần… ngại!
Cậu chàng Trí Dũng hát “Như bầy sơn ca” với nhưng câu lanh lảnh, cao vút: “Líu lo líu lo… chim trên cành/ Khi đi tung tăng với bạn bè/ khi đi trên phố với người thân. Ríu rít ríu rít với bạn bè như bầy sơn ca.” Mặc dù cô giáo Hương Lan nói rằng muốn Trí Dũng hát ngắt hơi dứt khoát đúng là con trai hát nhưng Dũng vẫn giọng trong trẻo vang ca.
Khi về bên ban giám khảo, Dũng liên tục bị nhầm “thưa cô” khi gọi giám khảo Xuân Bắc. Sau đó, em lanh lợi “Thưa chú” để bù liền 5 lần và “xin lỗi” liền 3 lần vì sợ bị trừ điểm. Đoạn thi “cúc cu” với chú Xuân Bắc xem ai dài hơi hơn, Trí Dũng khá láu cá, biến báo kéo hơi đến cả “cúc cù cu.”
Trong tuần thi trước, Minh Hạnh đã từng vào vai thuyền trưởng tài ba. Lần này em uyển chuyển với âm hưởng dân gian với “Đưa cơm cho mẹ đi cày.” Cho dù cô giáo dạy hát có tỏ ý lo ngại nhưng cuối cùng Minh Hạnh đã thể hiện ca khúc đầy xúc động.
Một thời cha đi đánh giặc, mẹ đi cày và các em thơ ngoan ngoãn "việc nhỏ nghĩa lớn" bỗng được tái tiện. Các bậc làm cha mẹ, ông bà như sống lại một thời "Đường hành quân rộn rã.../“Mẹ ơi, mẹ hẳn vui, chiều qua đọc thư bố. Lời bố khen con nhớ.../Khi con đưa cơm cho mẹ vui đi cày."
Bảo An- cô em út dễ thương, bé bỏng nhất hát ca khúc “Nụ cười của bé”. Như cây nấm tím, dễ thương khi em xuất hiện nhưng trong đêm này hơi tiếc vì có vẻ quá sức với em bé 5 tuổi. Bảo An hát hơi căng thẳng. Giọng em có phần chới với và hát vội như chạy đua vậy.
Sau câu ca lanh lảnh “Nụ cười của bé là niềm vui mẹ/ Nụ cười của bé là câu ca tặng cha,” Khi chú Minh Béo hỏi bé chấm điểm thì Bảo An chỉ chấm cho ba được 9 điểm, mẹ được 10. Kinh ngạc nhất khi chú Minh Béo hỏi chú được mấy thì em cho luôn 100 điểm. Thật là một cách đối đáp và “nịnh” thật đáng yêu của em bé 5 tuổi.
Cô Thái Thùy Linh nhận xét là “Màn trình diễn đáng nể, Rằng Bảo An có “bản năng sân khấu và được các chú ban nhạc “chiều An” chơi nhạc nhanh chậm theo An hát,” rồi cô Thùy Linh hỏi Bảo An ăn súp dễ hơn hay hát dễ hơn. An thật thà nói: "Ăn súp dễ hơn!"
Có lẽ phụ huynh "đáng nể" nhất của Đồ Rê Mí năm nay là bố của Phi Hùng, khi bố từ Bình Dương đưa Hùng suốt hành trình Đồ Rê Mí mấy tháng ròng. Có lẽ chính vì vậy mà Phi Hùng hát bài “Bố là tất cả” thật không còn gì hợp hơn!
Bé Tuyết Nhi hát “Gọi nắng” với ca từ dễ thương “Xin trời cho chút nắng hồng/ Kết thành ngọn đuốc mẹ trông đi về.” Bài hát và Tuyết Nhi có gì chưa ăn nhập lắm, không thành công như Tuyết Nhi những đêm thi trước nhưng vẫn rất dễ thương.
Nhầm của người lớn đáng tiếc
Làm giám khảo, giáo viên hướng dẫn trên truyền hình luôn khó. Còn hơn cả “làm dâu trăm họ.” Làm giám khảo cho các bé lại càng khó hơn. Làm sao phải hài hước, ngộ nghĩnh nhưng lại luôn mang tính giáo dục và có ý thức về tạo chuẩn. Có khi cả ba, bốn giám khảo đều ngộ nghĩnh hơn cả thí sinh nhí nhưng cũng có khi rất "lộ" người lớn "giả vờ" ngây thơ.
Chị Lan, khán giả ở Hà Nội nói: "Hơi tiếc khi cô giáo dạy các bé hát rất tận tâm lại nhận xét: 'Giọng Minh Hạnh chưa được khỏe. Giọng có đờm.' Nghe tuy có vẻ thật nhưng lại có gì chưa chuẩn và "mịn màng" ở từ ngữ. Vì giọng không có đờm mà ở cổ mới có."
Một phụ huynh là giáo viên cấp trung học phổ thông có vẻ bất bình nêu ý kiến: "Trong khi bé Minh Hạnh cho biết rằng mình ở nhà tham gia dọn dẹp giúp mẹ để mẹ đỡ vất vả. thì chú Minh Béo lại trêu đùa đưa giả thiết mẹ bị... ho gà. Bé Minh Hạnh diễn đưa thuốc cho mẹ uống. Đoạn này thật không hiểu sao chú Minh Béo quen pha trò của diễn viên hài lại lỡ đùa thành 'Sao con lại cho mẹ thuốc chuột thế?' Bé Minh Hạnh bất ngờ nói: Không phải là thuốc chuột mà là thuốc ho..."
Anh Giang, một cán bộ ở Hà Nội nói: "Bài hát được nhiều khán giả thích nhất là 'Đưa cơm cho mẹ đi cày' vậy mà trang phục váy xòe như cô bé quàng khăn đỏ, hoặc một em bé phương Tây đưa cơm. Mẹ lại do một em bé khác mặc áo cánh nâu thủ vai nữ nông dân. Cuối bài hát "hai mẹ con" ôm nhau trong hai trang phục đến từ hai nước, hai thời kỳ khác hẳn nhau.
Nhiều khán giả đều thấy rõ, bé Tuyết Nhi rất đáng yêu và thông minh, chú Xuân Bắc hỏi em ước gì thì Nhi nói: "Ước cho chú Xuân Bắc mập hơn, ước chú Minh Béo “ốm” cho đẹp hơn." Cũng lại không hiểu sao chú Xuân Bắc lại trêu cô Thùy Linh vào lúc ấy: "Riêng trường hợp cô Thái Thuỳ Linh là khó đây. Cô sẽ phải sửa nhiều đây!" Và bé Tuyết Nhi trả lời luôn: "Ước cô Thái Thùy Linh da trắng hơn, tóc dài hơn!"
Theo nhà giáo Ngô Thị Khánh Hoa-Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức của một trường trung học phổ thông ở Quận Đống Đa, Hà Nội: "Thế mới hay, cái khó của những người làm gương cho trẻ. Làm sao để không khô cứng, không nhàm chán nhưng cũng lại phải 'uốn lưỡi' khá nhiều khi đùa vì cùng một câu đùa có thể rất vui trong chương trình khác bỗng thành phản cảm và phản giáo dục trong chương trình của trẻ thơ."
Được biết, vào buổi tối 28/8 tới chương trình Đồ Rê Mí 2011 sẽ là chương trình đặc biệt vì 6 thí sinh sẽ trình làng 6 phong cách khác hẳn nhau và đem đến sự phong phú cho chương trình như Hiphop, Latin, Jazz, dân gian…/.
Đó là một đêm hát ấm tình cha mẹ. Các bé đã thể hiện một tình yêu tha thiết mà hồn nhiên dành cho các bậc sinh thành. Cũng từ đêm các bé có một số nhầm lẫn cũng đáng yêu này thì người lớn lại có những lỗi hơi kỳ lạ.
Nhầm của các bé đáng yêu
Bé Hà Linh hát ca khúc “Bàn tay mẹ” gợi về dáng mẹ tảo tần. Hà Linh đã thể hiện dịu ngọt và hồn nhiên về “công ơn” của mẹ qua những việc hàng ngày. Ca khúc dạy trẻ biết ơn từ cơm con ăn mẹ nấu, nước con uống mẹ đun...
Khi xuống với Ban giám khảo, được yêu cầu hát về bố, Hà Linh hát vang: “Bố làm tàu hỏa, bố làm xe hơi, bố làm xe ngựa em cưỡi em chơi.” Chắc cùng tập và ít nhất là được dượt chung thì Hà Linh đã biết rằng hát bài “Bố là tất cả" sẽ "đụng" với phần thi của bạn. Nhưng Hà Linh vẫn ngây thơ, hồn nhiên chọn luôn vì bài hát sẽ ca ngợi được bố, Hà Linh không cần… ngại!
Cậu chàng Trí Dũng hát “Như bầy sơn ca” với nhưng câu lanh lảnh, cao vút: “Líu lo líu lo… chim trên cành/ Khi đi tung tăng với bạn bè/ khi đi trên phố với người thân. Ríu rít ríu rít với bạn bè như bầy sơn ca.” Mặc dù cô giáo Hương Lan nói rằng muốn Trí Dũng hát ngắt hơi dứt khoát đúng là con trai hát nhưng Dũng vẫn giọng trong trẻo vang ca.
Khi về bên ban giám khảo, Dũng liên tục bị nhầm “thưa cô” khi gọi giám khảo Xuân Bắc. Sau đó, em lanh lợi “Thưa chú” để bù liền 5 lần và “xin lỗi” liền 3 lần vì sợ bị trừ điểm. Đoạn thi “cúc cu” với chú Xuân Bắc xem ai dài hơi hơn, Trí Dũng khá láu cá, biến báo kéo hơi đến cả “cúc cù cu.”
Trong tuần thi trước, Minh Hạnh đã từng vào vai thuyền trưởng tài ba. Lần này em uyển chuyển với âm hưởng dân gian với “Đưa cơm cho mẹ đi cày.” Cho dù cô giáo dạy hát có tỏ ý lo ngại nhưng cuối cùng Minh Hạnh đã thể hiện ca khúc đầy xúc động.
Một thời cha đi đánh giặc, mẹ đi cày và các em thơ ngoan ngoãn "việc nhỏ nghĩa lớn" bỗng được tái tiện. Các bậc làm cha mẹ, ông bà như sống lại một thời "Đường hành quân rộn rã.../“Mẹ ơi, mẹ hẳn vui, chiều qua đọc thư bố. Lời bố khen con nhớ.../Khi con đưa cơm cho mẹ vui đi cày."
Bảo An- cô em út dễ thương, bé bỏng nhất hát ca khúc “Nụ cười của bé”. Như cây nấm tím, dễ thương khi em xuất hiện nhưng trong đêm này hơi tiếc vì có vẻ quá sức với em bé 5 tuổi. Bảo An hát hơi căng thẳng. Giọng em có phần chới với và hát vội như chạy đua vậy.
Sau câu ca lanh lảnh “Nụ cười của bé là niềm vui mẹ/ Nụ cười của bé là câu ca tặng cha,” Khi chú Minh Béo hỏi bé chấm điểm thì Bảo An chỉ chấm cho ba được 9 điểm, mẹ được 10. Kinh ngạc nhất khi chú Minh Béo hỏi chú được mấy thì em cho luôn 100 điểm. Thật là một cách đối đáp và “nịnh” thật đáng yêu của em bé 5 tuổi.
Cô Thái Thùy Linh nhận xét là “Màn trình diễn đáng nể, Rằng Bảo An có “bản năng sân khấu và được các chú ban nhạc “chiều An” chơi nhạc nhanh chậm theo An hát,” rồi cô Thùy Linh hỏi Bảo An ăn súp dễ hơn hay hát dễ hơn. An thật thà nói: "Ăn súp dễ hơn!"
Có lẽ phụ huynh "đáng nể" nhất của Đồ Rê Mí năm nay là bố của Phi Hùng, khi bố từ Bình Dương đưa Hùng suốt hành trình Đồ Rê Mí mấy tháng ròng. Có lẽ chính vì vậy mà Phi Hùng hát bài “Bố là tất cả” thật không còn gì hợp hơn!
Bé Tuyết Nhi hát “Gọi nắng” với ca từ dễ thương “Xin trời cho chút nắng hồng/ Kết thành ngọn đuốc mẹ trông đi về.” Bài hát và Tuyết Nhi có gì chưa ăn nhập lắm, không thành công như Tuyết Nhi những đêm thi trước nhưng vẫn rất dễ thương.
Nhầm của người lớn đáng tiếc
Làm giám khảo, giáo viên hướng dẫn trên truyền hình luôn khó. Còn hơn cả “làm dâu trăm họ.” Làm giám khảo cho các bé lại càng khó hơn. Làm sao phải hài hước, ngộ nghĩnh nhưng lại luôn mang tính giáo dục và có ý thức về tạo chuẩn. Có khi cả ba, bốn giám khảo đều ngộ nghĩnh hơn cả thí sinh nhí nhưng cũng có khi rất "lộ" người lớn "giả vờ" ngây thơ.
Chị Lan, khán giả ở Hà Nội nói: "Hơi tiếc khi cô giáo dạy các bé hát rất tận tâm lại nhận xét: 'Giọng Minh Hạnh chưa được khỏe. Giọng có đờm.' Nghe tuy có vẻ thật nhưng lại có gì chưa chuẩn và "mịn màng" ở từ ngữ. Vì giọng không có đờm mà ở cổ mới có."
Một phụ huynh là giáo viên cấp trung học phổ thông có vẻ bất bình nêu ý kiến: "Trong khi bé Minh Hạnh cho biết rằng mình ở nhà tham gia dọn dẹp giúp mẹ để mẹ đỡ vất vả. thì chú Minh Béo lại trêu đùa đưa giả thiết mẹ bị... ho gà. Bé Minh Hạnh diễn đưa thuốc cho mẹ uống. Đoạn này thật không hiểu sao chú Minh Béo quen pha trò của diễn viên hài lại lỡ đùa thành 'Sao con lại cho mẹ thuốc chuột thế?' Bé Minh Hạnh bất ngờ nói: Không phải là thuốc chuột mà là thuốc ho..."
Anh Giang, một cán bộ ở Hà Nội nói: "Bài hát được nhiều khán giả thích nhất là 'Đưa cơm cho mẹ đi cày' vậy mà trang phục váy xòe như cô bé quàng khăn đỏ, hoặc một em bé phương Tây đưa cơm. Mẹ lại do một em bé khác mặc áo cánh nâu thủ vai nữ nông dân. Cuối bài hát "hai mẹ con" ôm nhau trong hai trang phục đến từ hai nước, hai thời kỳ khác hẳn nhau.
Nhiều khán giả đều thấy rõ, bé Tuyết Nhi rất đáng yêu và thông minh, chú Xuân Bắc hỏi em ước gì thì Nhi nói: "Ước cho chú Xuân Bắc mập hơn, ước chú Minh Béo “ốm” cho đẹp hơn." Cũng lại không hiểu sao chú Xuân Bắc lại trêu cô Thùy Linh vào lúc ấy: "Riêng trường hợp cô Thái Thuỳ Linh là khó đây. Cô sẽ phải sửa nhiều đây!" Và bé Tuyết Nhi trả lời luôn: "Ước cô Thái Thùy Linh da trắng hơn, tóc dài hơn!"
Theo nhà giáo Ngô Thị Khánh Hoa-Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức của một trường trung học phổ thông ở Quận Đống Đa, Hà Nội: "Thế mới hay, cái khó của những người làm gương cho trẻ. Làm sao để không khô cứng, không nhàm chán nhưng cũng lại phải 'uốn lưỡi' khá nhiều khi đùa vì cùng một câu đùa có thể rất vui trong chương trình khác bỗng thành phản cảm và phản giáo dục trong chương trình của trẻ thơ."
Được biết, vào buổi tối 28/8 tới chương trình Đồ Rê Mí 2011 sẽ là chương trình đặc biệt vì 6 thí sinh sẽ trình làng 6 phong cách khác hẳn nhau và đem đến sự phong phú cho chương trình như Hiphop, Latin, Jazz, dân gian…/.
Nguyễn Anh (Vietnam+)