Đoàn Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương, do phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Hồng Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội, dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Pháp từ ngày 6-11/3.
Chuyến thăm của đoàn nhằm nghiên cứu, tìm hiểu về bảo tồn và phát triển tính dân tộc trong văn học, nghệ thuật trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Pháp.
Trong thời gian ở Pháp, đoàn đã có buổi làm việc với Giám Đốc Viện di sản Quốc gia Pháp, Eric Gross. Ông Gross cho biết, hàng năm Viện dành ngân sách khoảng 150 triệu euro cho việc nghiên cứu và đào tạo cán bộ cho các ngành duy tu, bảo tồn và phục hồi các di sản văn hóa. Hiện tại chưa người Việt Nam nào theo học các ngành này.
Ngoài ra, Pháp dành 40 triệu euro hàng năm cho việc phát huy, bảo tồn văn hóa Pháp và duy trì các hoạt động của 600 trung tâm văn hóa Pháp ở nước ngoài trong đó 3 Trung tâm Văn hóa và văn minh Pháp ngữ (Espace francaise) Việt Nam. Trong đó phần đáng kể chi cho việc tiếp thu những tinh hóa của văn hóa thế giới.
Trong buổi làm việc với ông Bruno Favel, Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Âu và quốc tế thuộc Bộ Văn hóa, diễn ra ngày 8/3, ông Bruno Favel bày tỏ lo ngại về nguy cơ mai một của tiếng Pháp trong quá trình toàn cầu hóa. Tiếng Pháp từng được coi là ngôn ngữ của ngoại giao từ những thế kỷ 16-19 nhưng nay phải nhường chỗ cho tiếng Anh là ngôn ngữ thương mại.
Trong khuôn khổ chuyến thăm này, ngày 10/3, đoàn đã có buổi làm việc, gặp gỡ với các thành viên Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV) và Câu lạc bộ những người bạn Pháp-Việt để thông tin về kết quả Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11.
Cùng ngày, trong cuộc gặp, làm việc với các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam tại trụ sở Phân xã TTXVN ở Paris, đoàn công tác đã có phần trao đổi với các phóng viên tác nghiệp tại địa bàn về những kinh nghiệm, thực tiễn của Pháp trong việc bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, bên cạnh việc phát huy các yếu tố văn hóa hiện đại, các mô hình và biện pháp quảng bá văn hóa Pháp ra bên ngoài và việc tiếp thu các giá trị văn hóa của cộng đồng người nước ngoài tại Pháp.
Trước đó, đoàn cũng có buổi gặp gỡ với Cộng đồng người Việt Nam và đại diện các hội đoàn tại Paris (Hội sinh viên, Hội công nhân và lao động, thương gia Việt Nam), để giới thiệu về Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11./.
Chuyến thăm của đoàn nhằm nghiên cứu, tìm hiểu về bảo tồn và phát triển tính dân tộc trong văn học, nghệ thuật trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Pháp.
Trong thời gian ở Pháp, đoàn đã có buổi làm việc với Giám Đốc Viện di sản Quốc gia Pháp, Eric Gross. Ông Gross cho biết, hàng năm Viện dành ngân sách khoảng 150 triệu euro cho việc nghiên cứu và đào tạo cán bộ cho các ngành duy tu, bảo tồn và phục hồi các di sản văn hóa. Hiện tại chưa người Việt Nam nào theo học các ngành này.
Ngoài ra, Pháp dành 40 triệu euro hàng năm cho việc phát huy, bảo tồn văn hóa Pháp và duy trì các hoạt động của 600 trung tâm văn hóa Pháp ở nước ngoài trong đó 3 Trung tâm Văn hóa và văn minh Pháp ngữ (Espace francaise) Việt Nam. Trong đó phần đáng kể chi cho việc tiếp thu những tinh hóa của văn hóa thế giới.
Trong buổi làm việc với ông Bruno Favel, Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Âu và quốc tế thuộc Bộ Văn hóa, diễn ra ngày 8/3, ông Bruno Favel bày tỏ lo ngại về nguy cơ mai một của tiếng Pháp trong quá trình toàn cầu hóa. Tiếng Pháp từng được coi là ngôn ngữ của ngoại giao từ những thế kỷ 16-19 nhưng nay phải nhường chỗ cho tiếng Anh là ngôn ngữ thương mại.
Trong khuôn khổ chuyến thăm này, ngày 10/3, đoàn đã có buổi làm việc, gặp gỡ với các thành viên Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV) và Câu lạc bộ những người bạn Pháp-Việt để thông tin về kết quả Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11.
Cùng ngày, trong cuộc gặp, làm việc với các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam tại trụ sở Phân xã TTXVN ở Paris, đoàn công tác đã có phần trao đổi với các phóng viên tác nghiệp tại địa bàn về những kinh nghiệm, thực tiễn của Pháp trong việc bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, bên cạnh việc phát huy các yếu tố văn hóa hiện đại, các mô hình và biện pháp quảng bá văn hóa Pháp ra bên ngoài và việc tiếp thu các giá trị văn hóa của cộng đồng người nước ngoài tại Pháp.
Trước đó, đoàn cũng có buổi gặp gỡ với Cộng đồng người Việt Nam và đại diện các hội đoàn tại Paris (Hội sinh viên, Hội công nhân và lao động, thương gia Việt Nam), để giới thiệu về Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11./.
Hà-Dũng-Nam/Paris (Vietnam+)