Từ ngày 30/10 đến 1/11 tại khách sạn Geumgang ở Bắc Triều Tiên đã diễn ra cuộc đoàn tụ lần thứ 17 cho các gia đình Triều Tiên bị ly tán trong chiến tranh. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của các gia đình có thân nhân ly tán ở hai miền trong vòng 13 tháng qua.
Người đàn ông lớn tuổi nhất trong phái đoàn Bắc Triều Tiên tham gia đoàn tụ lần này là ông Ri Jong-ryol, 90 tuổi, ôm chầm lấy con trai đang sống tại Hàn Quốc và gọi tên con nhiều lần. Người con trai của ông đã òa khóc và nói rằng ông đã lưu giữ các kỷ vật của bố vì nghĩ rằng bố đã chết.
Bà Lee In-sook, 74 tuổi (Hàn Quốc) đã níu chặt tay người anh trai 81 tuổi đang sống ở miền Bắc qua ô cửa sổ xe buýt và nức nở "cảm ơn vì anh còn sống để nhìn mặt em”.
Bầu không khí xúc động bao trùm suốt 3 ngày gặp gỡ của các gia đình Triều Tiên đã 60 năm ly tán.
Có một điều đặc biệt là trong số 97 người Bắc Triều Tiên tham gia đoàn tụ với thân nhân ở Hàn Quốc lần này có 4 người từng là cựu binh Hàn Quốc tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên. Điều này khiến nhiều gia đình Hàn Quốc có thân nhân là quân nhân mất tích trong chiến tranh gia tăng hy vọng rằng người thân của họ vẫn còn sống ở miền Bắc.
Nhà chức trách Hàn Quốc ngày 31/10 đã xác nhận rằng 4 người trong phái đoàn Triều Tiên từng là quân nhân tham chiến và bị mất tích. Bốn người này được thông báo đã chết vào năm 1957.
Hiện Hàn Quốc vẫn còn 500 quân nhân mất tích trong cuộc chiến tranh 1950-1953 và được cho là vẫn còn sống ở miền Bắc.
Sau 3 ngày được gặp gỡ người thân, ngày hôm nay 1/11, 430 người Hàn Quốc lại phải chia tay 97 người thân để trở về Seoul. Giây phút gặp gỡ chóng vánh khiến nỗi đau chia cắt càng nhân thêm gấp bội.
Quan hệ căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đã khiến tiến trình đoàn tụ các gia đình bị ly tán bị đình đốn suốt hơn 13 tháng qua. Cuộc đoàn tụ lần này diễn ra sau sự kiện tàu chiến Cheonan của Hải quân Hàn Quốc bị đắm trên biển Hoàng Hải hôm 26/3 và Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên thực hiện vụ tấn công này.
Quan hệ căng thẳng về chính trị khiến các hoạt động nhân đạo giữa hai miền cũng ngưng trệ.
Dưới thời của hai cố Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, mỗi năm Hàn Quốc viện trợ cho Triều Tiên 300.000-400.000 tấn gạo và từ 200.000-300.000 tấn phân bón.
Trong cuộc đàm phán giữa phái đoàn Hội chữ thập đỏ liên Triều vừa qua, Hàn Quốc đề nghị tổ chức mỗi tháng một đợt đoàn tụ cho 100 gia đình mỗi bên và lập danh sách 5.000 người có thân nhân đang còn sống ở phía bên kia.
Tuy nhiên, phía Hội chữ thập Đỏ Triều Tiên cho rằng chỉ có thể tổ chức 4-5 đợt trong một năm do các khó khăn về cơ sở vật chất và liên lạc, thông tin. Triều Tiên đã đề xuất Hàn Quốc hỗ trợ thêm lương thực và phân bón cho miền Bắc.
Theo thống kê của Hàn Quốc, hiện còn hơn 80.000 người đã đăng ký tham gia các đợt đoàn tụ với thân nhân ở miền Bắc. 77% trong số 80.000 người này đã ở độ tuổi trên 70, vì thế người ta lo ngại rằng với tốc độ hiện nay, nhiều người sẽ chết trước khi được gặp người thân ở bên kia giới tuyến.
Cho đến tận hôm nay, hai miền Triều Tiên về mặt nguyên tắc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh bởi suốt 60 năm qua, hai miền mới chỉ có Hiệp định đình chiến kết thúc cuộc chiến tranh 1950-1953.
Điều này có nghĩa sự liên lạc giữa công dân hai miền Triều Tiên còn đang bị hạn chế. Vì thế, các hoạt động trao đổi sẽ không thể thực hiện trừ khi theo đường chính thức giữa hai chính phủ./.
Người đàn ông lớn tuổi nhất trong phái đoàn Bắc Triều Tiên tham gia đoàn tụ lần này là ông Ri Jong-ryol, 90 tuổi, ôm chầm lấy con trai đang sống tại Hàn Quốc và gọi tên con nhiều lần. Người con trai của ông đã òa khóc và nói rằng ông đã lưu giữ các kỷ vật của bố vì nghĩ rằng bố đã chết.
Bà Lee In-sook, 74 tuổi (Hàn Quốc) đã níu chặt tay người anh trai 81 tuổi đang sống ở miền Bắc qua ô cửa sổ xe buýt và nức nở "cảm ơn vì anh còn sống để nhìn mặt em”.
Bầu không khí xúc động bao trùm suốt 3 ngày gặp gỡ của các gia đình Triều Tiên đã 60 năm ly tán.
Có một điều đặc biệt là trong số 97 người Bắc Triều Tiên tham gia đoàn tụ với thân nhân ở Hàn Quốc lần này có 4 người từng là cựu binh Hàn Quốc tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên. Điều này khiến nhiều gia đình Hàn Quốc có thân nhân là quân nhân mất tích trong chiến tranh gia tăng hy vọng rằng người thân của họ vẫn còn sống ở miền Bắc.
Nhà chức trách Hàn Quốc ngày 31/10 đã xác nhận rằng 4 người trong phái đoàn Triều Tiên từng là quân nhân tham chiến và bị mất tích. Bốn người này được thông báo đã chết vào năm 1957.
Hiện Hàn Quốc vẫn còn 500 quân nhân mất tích trong cuộc chiến tranh 1950-1953 và được cho là vẫn còn sống ở miền Bắc.
Sau 3 ngày được gặp gỡ người thân, ngày hôm nay 1/11, 430 người Hàn Quốc lại phải chia tay 97 người thân để trở về Seoul. Giây phút gặp gỡ chóng vánh khiến nỗi đau chia cắt càng nhân thêm gấp bội.
Quan hệ căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đã khiến tiến trình đoàn tụ các gia đình bị ly tán bị đình đốn suốt hơn 13 tháng qua. Cuộc đoàn tụ lần này diễn ra sau sự kiện tàu chiến Cheonan của Hải quân Hàn Quốc bị đắm trên biển Hoàng Hải hôm 26/3 và Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên thực hiện vụ tấn công này.
Quan hệ căng thẳng về chính trị khiến các hoạt động nhân đạo giữa hai miền cũng ngưng trệ.
Dưới thời của hai cố Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, mỗi năm Hàn Quốc viện trợ cho Triều Tiên 300.000-400.000 tấn gạo và từ 200.000-300.000 tấn phân bón.
Trong cuộc đàm phán giữa phái đoàn Hội chữ thập đỏ liên Triều vừa qua, Hàn Quốc đề nghị tổ chức mỗi tháng một đợt đoàn tụ cho 100 gia đình mỗi bên và lập danh sách 5.000 người có thân nhân đang còn sống ở phía bên kia.
Tuy nhiên, phía Hội chữ thập Đỏ Triều Tiên cho rằng chỉ có thể tổ chức 4-5 đợt trong một năm do các khó khăn về cơ sở vật chất và liên lạc, thông tin. Triều Tiên đã đề xuất Hàn Quốc hỗ trợ thêm lương thực và phân bón cho miền Bắc.
Theo thống kê của Hàn Quốc, hiện còn hơn 80.000 người đã đăng ký tham gia các đợt đoàn tụ với thân nhân ở miền Bắc. 77% trong số 80.000 người này đã ở độ tuổi trên 70, vì thế người ta lo ngại rằng với tốc độ hiện nay, nhiều người sẽ chết trước khi được gặp người thân ở bên kia giới tuyến.
Cho đến tận hôm nay, hai miền Triều Tiên về mặt nguyên tắc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh bởi suốt 60 năm qua, hai miền mới chỉ có Hiệp định đình chiến kết thúc cuộc chiến tranh 1950-1953.
Điều này có nghĩa sự liên lạc giữa công dân hai miền Triều Tiên còn đang bị hạn chế. Vì thế, các hoạt động trao đổi sẽ không thể thực hiện trừ khi theo đường chính thức giữa hai chính phủ./.
Khánh Vân/Seoul (Vietnam+)