Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Vân (Thái Hà, Hà Nội) than thở cả tuần nay chạy vạy nhiều ngân hàng để vay tiền chuẩn bị nguồn hàng kinh doanh cho dịp Tết nhưng lãi suất quá cao nên doanh nghiệp vẫn chưa vay được.
Thiệt đơn, thiệt kép
Lãi suất huy động đã được các ngân hàng đẩy lên cao, “đồng thuận” là 12% nhưng thực chất đã lên mức 13-14%. Trưởng phòng Tín dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, cuộc chạy đua này lãi suất huy động giữa các ngân hàng đã kéo mặt bằng lãi suất cho vay lên cao. Hiện lãi suất cho vay của ngân hàng này đã lên trên 18%/năm.
Mức lãi suất đã cao nhưng nhiều doanh nghiệp phàn nàn muốn vay vốn ngân hàng không những phải thế chấp với thủ tục rườm rà, thẩm tra nhiều lần mà trở ngại còn ở chỗ tài sản được định giá thấp, chưa tới 50% giá trị, thậm chí chỉ còn 30%.
Một số doanh nghiệp còn cho biết, hiện nay vay vốn ngân hàng không chỉ phải thế chấp tài sản mà còn phải có hợp đồng xuất khẩu mới được chấp nhận. Do đó đã có trường hợp cần vốn duy trì sản xuất nhưng chưa tìm được hợp đồng giá tốt cũng phải chấp nhận "ký đại" hợp đồng giá thấp hơn để làm thủ tục vay khiến doanh nghiệp thiệt đơn, thiệt kép...
Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty Thực phẩm Thông Tấn – chuyên về hàng thực phẩm đóng hộp, nhận đinh, hiện các doanh nghiệp còn có thể chịu đựng được nhưng vài tháng tới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh do càng về cuối năm, tình hình cạnh tranh càng gay gắt.
Theo ông Tấn, lãi suất ở mức 15-16% thì doanh nghiệp còn có thể chịu đựng được chứ cao như hiện nay (18-19%) thì doanh nghiệp chỉ có nước phá sản vì không thể đủ sức để cạnh tranh với thế giới.
“Chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng sản xuất nhưng nếu nông dân không có tiền để đầu tư, cộng với doanh nghiệp phải đi vay lãi suất cao thì công ty sẽ co lại vì có cố gắng làm lớn sẽ lỗ nhiều hơn lãi,” ông Tấn chia sẻ.
Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội cũng cho biết đơn vị ông là doanh nghiệp lớn được các ngân hàng ưu ái nhưng vay vốn trong thời điểm này cũng gặp khó khăn. Hiện một số ngân hàng đang siết lại hoạt động cho vay, trong khi thời điểm cuối năm doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn. Thiếu vốn không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch dự trữ nguồn hàng mà các dự án phát triển sản xuất của doanh nghiệp cũng phải đình trệ hoặc phải giảm quy mô...
Nhiều doanh nghiệp còn lo những khoản vay sắp đến hạn sẽ bị ngân hàng điều chỉnh lãi suất, như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm đáng kể.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, tiêu, điều, hàng trang trí nội thất... cũng than họ đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên không trữ được nguồn nguyên liệu. Vay ngân hàng thì lãi suất cao hơn lợi nhuận, còn trông chờ vào các nguồn vay ưu đãi thì chưa thấy đâu.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần thì than thở: “Doanh nghiệp cứ kêu ca lãi suất cao bóp nghẹt hoạt động của họ nhưng chẳng biết là chúng tôi cũng khốn khổ. Huy động phải tăng mạnh nhưng cho vay ra không thể tăng tương ứng, tỷ suất lợi nhuận giảm mà rủi ro cũng tăng cao hơn.”
Ông này cho biết thêm, với việc để mức lãi suất tiền gửi lên tới 14-15%/năm cho các khoản tiền lớn, những người có tiền sẽ không còn hào hứng trong việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mà chỉ thích gửi ngân hàng. Nếu cứ để tình trạng chạy đua tăng huy động tiếp diễn thì sẽ không hề tốt cho doanh nghiệp, ngân hàng, lẫn toàn bộ nền kinh tế.
Bó hẹp vốn cho vay
Lãi suất cho vay đột ngột tăng quá cao như hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp chóng mặt, thậm chí có ngân hàng còn nói thẳng ngân hàng buộc phải tăng lãi suất lên cao (quanh mốc 19%) để doanh nghiệp không thể tiếp cận được vốn vay vì ngân hàng còn phải giữ thanh khoản cho mình.
Trong những tuần gần đây áp lực vốn có thể thấy rõ từ tốc độ tăng lãi suất liên ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần qua, lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng ở hầu hết các kỳ hạn với mức tăng tương đối lớn, từ 1,15 điểm % đến 3,56 điểm % và hiện đứng ở mức 12,19%.
Như vậy, đây là mức cao nhất kể từ tháng 2/2010 đến nay, vượt hơn rất nhiều so với các mức bình quân từ 8-8,64%/năm trước đó. Chính vì vậy, một số ngân hàng vẫn hạn chế cho vay với khách hàng mới do vốn huy động tăng thấp, người dân cũng chỉ gửi các kỳ hạn ngắn, dưới một tháng.
Ông Phạm Quốc Thanh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng An Bình cho biết, trong tình hình hiện nay ngân hàng tạm thời chỉ giải ngân với những trường hợp ngân hàng đã cam kết cho vay. Với những khoản vay mới ngân hàng tạm thời chưa xem xét. Đây là giải pháp tức thời, nếu tình hình diễn biến khả quan hơn thì sẽ xem xét cho vay trở lại.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc VPBank lý giải thêm, do tính thanh khoản kém nên một số ngân hàng phải tính việc dừng cho vay trong thời gian này. Thực tế thời gian trước, nguồn cung trên thị trường mở cũng đã ít nên các ngân hàng bị thiếu vốn. Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trường ngân hàng cao hơn rất nhiều so với mặt bằng đang huy động của dân, có thời điểm vượt 4-5%. Điều này dẫn tới việc ngân hàng dừng cho vay là cực chẳng đã để đảm bảo hoạt động an toàn./.
Thiệt đơn, thiệt kép
Lãi suất huy động đã được các ngân hàng đẩy lên cao, “đồng thuận” là 12% nhưng thực chất đã lên mức 13-14%. Trưởng phòng Tín dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, cuộc chạy đua này lãi suất huy động giữa các ngân hàng đã kéo mặt bằng lãi suất cho vay lên cao. Hiện lãi suất cho vay của ngân hàng này đã lên trên 18%/năm.
Mức lãi suất đã cao nhưng nhiều doanh nghiệp phàn nàn muốn vay vốn ngân hàng không những phải thế chấp với thủ tục rườm rà, thẩm tra nhiều lần mà trở ngại còn ở chỗ tài sản được định giá thấp, chưa tới 50% giá trị, thậm chí chỉ còn 30%.
Một số doanh nghiệp còn cho biết, hiện nay vay vốn ngân hàng không chỉ phải thế chấp tài sản mà còn phải có hợp đồng xuất khẩu mới được chấp nhận. Do đó đã có trường hợp cần vốn duy trì sản xuất nhưng chưa tìm được hợp đồng giá tốt cũng phải chấp nhận "ký đại" hợp đồng giá thấp hơn để làm thủ tục vay khiến doanh nghiệp thiệt đơn, thiệt kép...
Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty Thực phẩm Thông Tấn – chuyên về hàng thực phẩm đóng hộp, nhận đinh, hiện các doanh nghiệp còn có thể chịu đựng được nhưng vài tháng tới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh do càng về cuối năm, tình hình cạnh tranh càng gay gắt.
Theo ông Tấn, lãi suất ở mức 15-16% thì doanh nghiệp còn có thể chịu đựng được chứ cao như hiện nay (18-19%) thì doanh nghiệp chỉ có nước phá sản vì không thể đủ sức để cạnh tranh với thế giới.
“Chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng sản xuất nhưng nếu nông dân không có tiền để đầu tư, cộng với doanh nghiệp phải đi vay lãi suất cao thì công ty sẽ co lại vì có cố gắng làm lớn sẽ lỗ nhiều hơn lãi,” ông Tấn chia sẻ.
Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội cũng cho biết đơn vị ông là doanh nghiệp lớn được các ngân hàng ưu ái nhưng vay vốn trong thời điểm này cũng gặp khó khăn. Hiện một số ngân hàng đang siết lại hoạt động cho vay, trong khi thời điểm cuối năm doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn. Thiếu vốn không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch dự trữ nguồn hàng mà các dự án phát triển sản xuất của doanh nghiệp cũng phải đình trệ hoặc phải giảm quy mô...
Nhiều doanh nghiệp còn lo những khoản vay sắp đến hạn sẽ bị ngân hàng điều chỉnh lãi suất, như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm đáng kể.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, tiêu, điều, hàng trang trí nội thất... cũng than họ đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên không trữ được nguồn nguyên liệu. Vay ngân hàng thì lãi suất cao hơn lợi nhuận, còn trông chờ vào các nguồn vay ưu đãi thì chưa thấy đâu.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần thì than thở: “Doanh nghiệp cứ kêu ca lãi suất cao bóp nghẹt hoạt động của họ nhưng chẳng biết là chúng tôi cũng khốn khổ. Huy động phải tăng mạnh nhưng cho vay ra không thể tăng tương ứng, tỷ suất lợi nhuận giảm mà rủi ro cũng tăng cao hơn.”
Ông này cho biết thêm, với việc để mức lãi suất tiền gửi lên tới 14-15%/năm cho các khoản tiền lớn, những người có tiền sẽ không còn hào hứng trong việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mà chỉ thích gửi ngân hàng. Nếu cứ để tình trạng chạy đua tăng huy động tiếp diễn thì sẽ không hề tốt cho doanh nghiệp, ngân hàng, lẫn toàn bộ nền kinh tế.
Bó hẹp vốn cho vay
Lãi suất cho vay đột ngột tăng quá cao như hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp chóng mặt, thậm chí có ngân hàng còn nói thẳng ngân hàng buộc phải tăng lãi suất lên cao (quanh mốc 19%) để doanh nghiệp không thể tiếp cận được vốn vay vì ngân hàng còn phải giữ thanh khoản cho mình.
Trong những tuần gần đây áp lực vốn có thể thấy rõ từ tốc độ tăng lãi suất liên ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần qua, lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng ở hầu hết các kỳ hạn với mức tăng tương đối lớn, từ 1,15 điểm % đến 3,56 điểm % và hiện đứng ở mức 12,19%.
Như vậy, đây là mức cao nhất kể từ tháng 2/2010 đến nay, vượt hơn rất nhiều so với các mức bình quân từ 8-8,64%/năm trước đó. Chính vì vậy, một số ngân hàng vẫn hạn chế cho vay với khách hàng mới do vốn huy động tăng thấp, người dân cũng chỉ gửi các kỳ hạn ngắn, dưới một tháng.
Ông Phạm Quốc Thanh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng An Bình cho biết, trong tình hình hiện nay ngân hàng tạm thời chỉ giải ngân với những trường hợp ngân hàng đã cam kết cho vay. Với những khoản vay mới ngân hàng tạm thời chưa xem xét. Đây là giải pháp tức thời, nếu tình hình diễn biến khả quan hơn thì sẽ xem xét cho vay trở lại.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc VPBank lý giải thêm, do tính thanh khoản kém nên một số ngân hàng phải tính việc dừng cho vay trong thời gian này. Thực tế thời gian trước, nguồn cung trên thị trường mở cũng đã ít nên các ngân hàng bị thiếu vốn. Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trường ngân hàng cao hơn rất nhiều so với mặt bằng đang huy động của dân, có thời điểm vượt 4-5%. Điều này dẫn tới việc ngân hàng dừng cho vay là cực chẳng đã để đảm bảo hoạt động an toàn./.
Minh Thúy (Vietnam+)