Doanh số bán hàng của hãng sản xuất đồng hồ lớn nhất thế giới Swatch Group đã tăng 14%, đạt mức kỷ lục 8,1 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương 8,8 tỷ USD) trong năm 2012, nhờ nhu cầu tăng ở châu Á cũng như nhu cầu mua các loại đồng hồ thương hiệu nổi tiếng của Swatch như Omega, Longines và Tissot của khách du lịch ở châu Âu.
Hãng chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ có trụ sở Biel này thông báo hầu hết 19 thương hiệu của hãng đều đạt tốc độ tăng trưởng hai con số.
Doanh số bán hàng được hỗ trợ mạnh nhờ nhu cầu mua các loại đồng hồ sang trọng và đắt tiền của hãng, trong đó có Blancpain và Breguet.
Một lượng đông khách du lịch Trung Quốc đã tranh thủ mua đồng hồ khi ra nước ngoài để tránh bị đánh thuế cao khi mua các mặt hàng xa xỉ loại này trong nước.
Swatch cho biết doanh số bán đồ trang sức và đồng hồ, lĩnh vực kinh doanh lớn nhất của hãng, đã tăng 16%, lên 7,3 tỷ franc Thụy Sĩ trong năm ngoái.
Ngoài sản xuất đồng hồ và đồ trang sức, Swatch còn sản xuất linh kiện đồng hồ và kinh doanh hàng điện tử.
Swatch còn là chủ sở hữu của Omega SA - hãng đồng hồ chính thức của Đại hội thể thao Olympic London 2012. Omega là một trong những nhà tài trợ Olympic được phép trưng bày logo của mình bên trong các sự kiện Olympic.
Swatch đã thành công trong việc mở rộng danh mục kinh doanh trong những năm gần đây và giành được chỗ đứng vững chắc ở châu Á, bất chấp sự cạnh tranh từ các công ty khu vực và những cơ sở sản xuất hàng nhái.
Swatch cho biết con số về lợi nhuận năm 2012 sẽ tốt, cho dù phải tăng chi tiêu cho hoạt động tiếp thị tại Olympic London và những biến động về tiền tệ (đồng franc tăng giá).
Trên trang web riêng, Swatch công bố trong 10 ngày đầu tiên của tháng 1/2013, doanh số bán hàng của hãng tăng mạnh, báo hiệu thêm một năm làm ăn phát đạt nữa.
Xuất khẩu đồng hồ của Thụy Sĩ ước trung bình khoảng 20 tỷ franc mỗi năm. Theo số liệu của Hiệp hội Đồng hồ Thụy Sĩ, châu Á chiếm hơn một nửa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011.
Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất với khoảng 30%, tiếp đến là Mỹ với 10% và Pháp chiếm 6,7% trong năm 2011./.
Hãng chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ có trụ sở Biel này thông báo hầu hết 19 thương hiệu của hãng đều đạt tốc độ tăng trưởng hai con số.
Doanh số bán hàng được hỗ trợ mạnh nhờ nhu cầu mua các loại đồng hồ sang trọng và đắt tiền của hãng, trong đó có Blancpain và Breguet.
Một lượng đông khách du lịch Trung Quốc đã tranh thủ mua đồng hồ khi ra nước ngoài để tránh bị đánh thuế cao khi mua các mặt hàng xa xỉ loại này trong nước.
Swatch cho biết doanh số bán đồ trang sức và đồng hồ, lĩnh vực kinh doanh lớn nhất của hãng, đã tăng 16%, lên 7,3 tỷ franc Thụy Sĩ trong năm ngoái.
Ngoài sản xuất đồng hồ và đồ trang sức, Swatch còn sản xuất linh kiện đồng hồ và kinh doanh hàng điện tử.
Swatch còn là chủ sở hữu của Omega SA - hãng đồng hồ chính thức của Đại hội thể thao Olympic London 2012. Omega là một trong những nhà tài trợ Olympic được phép trưng bày logo của mình bên trong các sự kiện Olympic.
Swatch đã thành công trong việc mở rộng danh mục kinh doanh trong những năm gần đây và giành được chỗ đứng vững chắc ở châu Á, bất chấp sự cạnh tranh từ các công ty khu vực và những cơ sở sản xuất hàng nhái.
Swatch cho biết con số về lợi nhuận năm 2012 sẽ tốt, cho dù phải tăng chi tiêu cho hoạt động tiếp thị tại Olympic London và những biến động về tiền tệ (đồng franc tăng giá).
Trên trang web riêng, Swatch công bố trong 10 ngày đầu tiên của tháng 1/2013, doanh số bán hàng của hãng tăng mạnh, báo hiệu thêm một năm làm ăn phát đạt nữa.
Xuất khẩu đồng hồ của Thụy Sĩ ước trung bình khoảng 20 tỷ franc mỗi năm. Theo số liệu của Hiệp hội Đồng hồ Thụy Sĩ, châu Á chiếm hơn một nửa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011.
Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất với khoảng 30%, tiếp đến là Mỹ với 10% và Pháp chiếm 6,7% trong năm 2011./.
(TTXVN)