Sau khi cơn lũ lịch sử, người dân xã Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình trở lại với nhịp sống sinh họat thường ngày. Nhà cửa dựng lại, ruộng đồng đang được làm để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Một không khí khẩn trương đang được mọi người hồ hởi khắc phục sự cố sau lũ.
Với họ, cơn lũ đi qua đã cướp hết tất cả nhà cửa đồ đạc, thứ đáng giá nhất đối với mỗi người dân là tình làng nghĩa xóm trợ giúp nhau trong lúc nước lũ tràn về và dâng lên nhanh.
Trong đôi mắt đỏ ngầu, mặt tái mét vì nghĩ lại khung cảnh kinh hoàng của cơn lũ vừa qua, bà Nguyễn Thị Đồng (thôn Hà Lợi, Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) đã kể về những con người dũng cảm giữa lũ dữ vẫn lao ra cứu đồng bào mình.
“Không có những người như anh Lê Văn Điệp một mình chèo thuyền đêm hôm ấy thì những người dân trong thôn không biết sẽ còn bao nhiêu người còn sống sót,” bà Đồng nói trong nước mắt.
Thôn Hà Lợi nằm dọc bên dòng sông Gianh hiền hòa thơ mộng, nước trong xanh soi bóng từng chiếc thuyền du lịch vào động Phong Nha – Kẻ Bàng. Với nhiều hộ dân nơi đây, dòng sông mang lại nguồn nước nông nghiệp, là nơi tắm mát mỗi khi nóng nực, đem lại nghề chèo đò kiếm sống. Nhưng khi lũ dồn về, nó lại trở nên hung dữ.
Gặp anh Điệp trong căn nhà cấp 4 đang ở nhờ nhà anh trai ruột, căn phòng có chiếc gường và chiếc tủ đứng đáng giá. Trải chiếc chiếu tạm xuống sàn, anh Điệp thong thả kể về chuyến hành trình cứu giúp được hơn 150 người trong cơn lũ vừa qua vào tháng Mười.
Đêm ấy, mưa lớn như trút nước bất ngờ đổ dồn về Sơn Trạch, nước rào rào đổ và dâng lên nhanh chóng bên mé sông Gianh.
Nước dồn về nhanh chóng, cuồn cuộn sóng mỗi khi có gió góp sức cùng khiến cho nước lũ càng hung hãn hơn. Chỉ sau 2 tiếng, cùng với mưa, nước dâng lên sát mé mái nhà, tất cả người dân đều phải sơ tán lên nóc nhà, thậm chí nhiều nhà còn phải phá nóc, kêu cứu khẩn cấp vì nước ngày một dâng nhanh.
Chỉ tay vào con thuyền dưới lòng sông vốn là công cụ chèo đò kiếm sống của gia đình anh thì trong lũ lại là chiến mã phi nước đại tròng trành vượt qua sóng gió để cứu giúp người dân trong thôn xã là hình ảnh mà anh không bao giờ quên mỗi khi nhắc đến.
Bữa ấy, lũ hồng hộc đổ về nhà dân, anh Điệp để mặc đồ đạc, vợ con trong căn nhà lạnh giá để đi cứu dân.
Anh Điệp vẫn nhớ như in lần đến cứu giúp nhà bà Trần Thị Huyền cùng thôn. Do biết hoàn cảnh nhà bà Huyền cũng nằm ven sông Gianh, đứa con trai cùng vợ đi làm xa nên nhà chỉ còn có bà và đứa cháu mới học lớp 2. Lũ lên nhanh, 2 bà cháu chỉ cố gắng vơ vội mấy bộ quần áo để leo lên nóc nhà trốn lũ.
Nhưng nước càng lúc càng dâng nhanh, sức 2 bà cháu yếu, nóc nhà không thể cậy ra để thò người lên hô kêu cứu, bà chỉ cố cầu xin nước đừng lên để có đường sống.
Do địa thế nhà bà Huyền hiểm trở nên thuyền anh Điệp không thể tiếp cận được nhà, anh phải bơi gần 1km để vào nhà bà dùng cần quay thuyền phá mái nhà để kéo 2 bà cháu lên nóc. Mất 30 phút vật lộn với dòng nước dữ chực chỉ muốn nuốt chửng ảnh, cứu được 2 bà cháu xong, anh Điệp da tái ngắt, người run cầm cập vì nước ngấm vào người. Nghĩ đến bao nhiêu hộ dân cần anh giúp, anh lại đứng lên cầm chèo đi đến các gia đình khác.
Bà Huyền được cứu thoát khỏi lũ đến ngày hôm nay vẫn thầm cảm ơn ơn cứu mạng của chú Điệp cho biết: “May có thằng Điệp, hắn làm bí thư chi bộ thôn mà không lo việc nhà, hắn lại đi cứu dân. Mấy trăn dân sống là nhờ hắn.”
Khi trở về nhà, tất cả chỉ còn lại một chiếc mái lớp bằng xi măng gãy vụn tụa sát vào nhà hàng xóm, nhà của anh đã bị lũ nuốt chửng.
Lúc này Điệp hoảng hồn vì không biết vợ con mình như thế nào, anh vội chèo thuyền sang nhà bà Thanh gần đó thì mới biết chị Nguyễn Thị Huế, vợ anh ôm đứa con tròn 1 năm tuổi ở nhà leo lên nóc, do dọn không kịp, thóc lúa, đồ đạc và căn nhà mà vợ chồng anh gom góp dựng lên cũng bị lũ cuốn đi.
Cũng may, vợ anh kéo được một cây chuối và kết mấy tấm gỗ dùng dây buộc tạm làm bè vượt nước qua nhà người quen tránh lũ.
Phó Bí thư Đảng ủy xã ông Nguyễn Văn Bốn cho chúng tôi biết về anh: “Điệp không chỉ cứu nhiều người trong lũ ở thôn xã mà giờ đây tài sản của anh cũng mất trắng.”
Giờ đây, khi qua nhà dân trong thôn hỏi nhà anh, ai cũng nói: “Làng có thằng Điệp mới sống, hắn thương người cứu sống dân làng, chừ hắn mà mất nhà, không có chi ăn thì làng gom góp thổi lửa cho vợ con hắn ăn mà sống cùng dân.”
Hỏi anh căn nhà đã bị cuốn đi, anh dắt chúng tôi đến một mảnh đất chỉ còn trơ lại nền cát, gạch vỡ vụ, từng mảnh lợp vỡ nát dưới sàn nhà, dấu tích của trận lũ đi qua vẫn còn vệt hằn lại trong căn nhà của anh.
Những người dân thôn Hà Lợi, cho đến tận lúc này, vẫn cứ rưng rưng bảo nhau, nếu không nhờ anh Điệp, họ chẳng biết sống thế nào./.
Với họ, cơn lũ đi qua đã cướp hết tất cả nhà cửa đồ đạc, thứ đáng giá nhất đối với mỗi người dân là tình làng nghĩa xóm trợ giúp nhau trong lúc nước lũ tràn về và dâng lên nhanh.
Trong đôi mắt đỏ ngầu, mặt tái mét vì nghĩ lại khung cảnh kinh hoàng của cơn lũ vừa qua, bà Nguyễn Thị Đồng (thôn Hà Lợi, Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) đã kể về những con người dũng cảm giữa lũ dữ vẫn lao ra cứu đồng bào mình.
“Không có những người như anh Lê Văn Điệp một mình chèo thuyền đêm hôm ấy thì những người dân trong thôn không biết sẽ còn bao nhiêu người còn sống sót,” bà Đồng nói trong nước mắt.
Thôn Hà Lợi nằm dọc bên dòng sông Gianh hiền hòa thơ mộng, nước trong xanh soi bóng từng chiếc thuyền du lịch vào động Phong Nha – Kẻ Bàng. Với nhiều hộ dân nơi đây, dòng sông mang lại nguồn nước nông nghiệp, là nơi tắm mát mỗi khi nóng nực, đem lại nghề chèo đò kiếm sống. Nhưng khi lũ dồn về, nó lại trở nên hung dữ.
Gặp anh Điệp trong căn nhà cấp 4 đang ở nhờ nhà anh trai ruột, căn phòng có chiếc gường và chiếc tủ đứng đáng giá. Trải chiếc chiếu tạm xuống sàn, anh Điệp thong thả kể về chuyến hành trình cứu giúp được hơn 150 người trong cơn lũ vừa qua vào tháng Mười.
Đêm ấy, mưa lớn như trút nước bất ngờ đổ dồn về Sơn Trạch, nước rào rào đổ và dâng lên nhanh chóng bên mé sông Gianh.
Nước dồn về nhanh chóng, cuồn cuộn sóng mỗi khi có gió góp sức cùng khiến cho nước lũ càng hung hãn hơn. Chỉ sau 2 tiếng, cùng với mưa, nước dâng lên sát mé mái nhà, tất cả người dân đều phải sơ tán lên nóc nhà, thậm chí nhiều nhà còn phải phá nóc, kêu cứu khẩn cấp vì nước ngày một dâng nhanh.
Chỉ tay vào con thuyền dưới lòng sông vốn là công cụ chèo đò kiếm sống của gia đình anh thì trong lũ lại là chiến mã phi nước đại tròng trành vượt qua sóng gió để cứu giúp người dân trong thôn xã là hình ảnh mà anh không bao giờ quên mỗi khi nhắc đến.
Bữa ấy, lũ hồng hộc đổ về nhà dân, anh Điệp để mặc đồ đạc, vợ con trong căn nhà lạnh giá để đi cứu dân.
Anh Điệp vẫn nhớ như in lần đến cứu giúp nhà bà Trần Thị Huyền cùng thôn. Do biết hoàn cảnh nhà bà Huyền cũng nằm ven sông Gianh, đứa con trai cùng vợ đi làm xa nên nhà chỉ còn có bà và đứa cháu mới học lớp 2. Lũ lên nhanh, 2 bà cháu chỉ cố gắng vơ vội mấy bộ quần áo để leo lên nóc nhà trốn lũ.
Nhưng nước càng lúc càng dâng nhanh, sức 2 bà cháu yếu, nóc nhà không thể cậy ra để thò người lên hô kêu cứu, bà chỉ cố cầu xin nước đừng lên để có đường sống.
Do địa thế nhà bà Huyền hiểm trở nên thuyền anh Điệp không thể tiếp cận được nhà, anh phải bơi gần 1km để vào nhà bà dùng cần quay thuyền phá mái nhà để kéo 2 bà cháu lên nóc. Mất 30 phút vật lộn với dòng nước dữ chực chỉ muốn nuốt chửng ảnh, cứu được 2 bà cháu xong, anh Điệp da tái ngắt, người run cầm cập vì nước ngấm vào người. Nghĩ đến bao nhiêu hộ dân cần anh giúp, anh lại đứng lên cầm chèo đi đến các gia đình khác.
Bà Huyền được cứu thoát khỏi lũ đến ngày hôm nay vẫn thầm cảm ơn ơn cứu mạng của chú Điệp cho biết: “May có thằng Điệp, hắn làm bí thư chi bộ thôn mà không lo việc nhà, hắn lại đi cứu dân. Mấy trăn dân sống là nhờ hắn.”
Khi trở về nhà, tất cả chỉ còn lại một chiếc mái lớp bằng xi măng gãy vụn tụa sát vào nhà hàng xóm, nhà của anh đã bị lũ nuốt chửng.
Lúc này Điệp hoảng hồn vì không biết vợ con mình như thế nào, anh vội chèo thuyền sang nhà bà Thanh gần đó thì mới biết chị Nguyễn Thị Huế, vợ anh ôm đứa con tròn 1 năm tuổi ở nhà leo lên nóc, do dọn không kịp, thóc lúa, đồ đạc và căn nhà mà vợ chồng anh gom góp dựng lên cũng bị lũ cuốn đi.
Cũng may, vợ anh kéo được một cây chuối và kết mấy tấm gỗ dùng dây buộc tạm làm bè vượt nước qua nhà người quen tránh lũ.
Phó Bí thư Đảng ủy xã ông Nguyễn Văn Bốn cho chúng tôi biết về anh: “Điệp không chỉ cứu nhiều người trong lũ ở thôn xã mà giờ đây tài sản của anh cũng mất trắng.”
Giờ đây, khi qua nhà dân trong thôn hỏi nhà anh, ai cũng nói: “Làng có thằng Điệp mới sống, hắn thương người cứu sống dân làng, chừ hắn mà mất nhà, không có chi ăn thì làng gom góp thổi lửa cho vợ con hắn ăn mà sống cùng dân.”
Hỏi anh căn nhà đã bị cuốn đi, anh dắt chúng tôi đến một mảnh đất chỉ còn trơ lại nền cát, gạch vỡ vụ, từng mảnh lợp vỡ nát dưới sàn nhà, dấu tích của trận lũ đi qua vẫn còn vệt hằn lại trong căn nhà của anh.
Những người dân thôn Hà Lợi, cho đến tận lúc này, vẫn cứ rưng rưng bảo nhau, nếu không nhờ anh Điệp, họ chẳng biết sống thế nào./.
Hùng Dũng (Vietnam+)