Sáng nay (25/10), Sở Giao thông Vận tải đã có cuộc làm việc lấy ý kiến với các sở, ngành có liên quan nghiên cứu dự thảo đề xuất thí điểm của Bộ Giao thông Vận tải về việc thay đổi giờ làm, giờ học.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho rằng việc điều chỉnh giờ học, việc làm là cần thiết để giảm ùn tắc giao thông nhưng cần nghiên cứu khoa học trong quá trình thực hiện. Phạm vi tiến hành thí điểm nên chăng cũng thu hẹp hơn, trước tiên tập trung ở nhóm đối tượng sinh viên và trung tâm thương mại vì đây là lực lượng tự lập không chịu ảnh hưởng nhiều từ việc thay đổi giờ học, giờ làm.
“Mặc dù giải pháp này có tính tích cực song nếu làm ngay sẽ không đủ cơ sở mà cần có thời gian khảo sát thêm. Dù điều chỉnh giờ như thế nào thì cũng xuất phát từ thực tiễn, quyền lợi của nhân dân. Chính sách đưa ra không được nhân dân ủng hộ sẽ có tác dụng ngược lại,” ông Hùng chia sẻ.
Chưa thống nhất được giờ học, đối tượng
Đại diện các ban ngành đều nhất trí với đề xuất thí điểm đổi giờ học việc làm của Bộ Giao thông Vận tải nhưng nhiều ý kiến vẫn chưa thống nhất được về nhóm đối tượng điều chỉnh và độ lệch giờ của từng đối tượng.
Theo ông Nguyễn Công Bằng, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), đơn vị xây dựng dự thảo, thay đổi giờ đã được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý để vừa đảm bảo công việc, vừa không ảnh hưởng lớn đến đời sống của cán bộ công chức, không xáo trộn sinh hoạt gia đình, đặc biệt đảm bảo giờ giấc sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của đối tượng là học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.
“Đề xuất đổi giờ hiện nay trên cơ sở cách nhau một giờ trên cùng một hướng và dựa trên đối tượng điều chỉnh (gồm 9 đối tượng: cán bộ công chức cơ quan Trung ương, Hà Nội; học sinh mầm non, tiểu học, trung học; học sinh trung học phổ thông, sinh viên các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà trưng; trung tâm kinh doanh, thương mại),” ông Bằng cho hay.
Theo ông Bằng, đối với sinh viên các quận trên địa bàn nội đô, Vụ đã khảo sát và thấy hầu hết giờ bắt đầu vào học là từ 7 giờ, mỗi một ca từ 4-5 giờ. Để đảm bảo sự dãn cách của các trường nên lệch ca là một giờ để giảm lưu lượng tham gia giao thông.
Đại diện Vụ Kết cấu hạ tầng (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, đối tượng đổi giờ nên chuyển thành 5 đối tượng: Công chức và mầm non nên chung nhau giờ, học sinh trung học, sinh viên và trung tâm kinh doanh. Riêng khối sinh viên đại học không nên phân thành nhiều loại thời gian học mà nên phân ca học từ 6 giờ-11 giờ 30 chiều từ 2 giờ.
Đồng tình quan điểm đó, ông Lê Đỗ Mười, Viện Chiến lược (Bộ Giao thông Vận tải) cũng đưa ra quan điểm cần điều tiết lại sinh viên, gom sinh viên bố trí đúng một giờ cụ thể ca sáng từ 7 giờ, ca chiều đến 17 giờ.
“Hầu hết sinh viên đi thuê trọ đều co cụm gần trường nên để vào thành nhóm cùng một giờ sẽ tránh đươc sự chồng chéo,” ông Mười đưa ra giải pháp.
Cũng bày tỏ băn khoăn khi nói tới tính hiệu quả của đề xuất này, theo ông Nguyễn Trí Dũng, Phó phòng Tiểu học (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội), từ lớp 2 đến lớp 5 tỉ lệ trái tuyến trung bình dưới 12-13%, các huyện gần như không có trái tuyến. Những gia đình có con đi học trái tuyến, trái quận mới phải thường xuyên đi lại trên các trục chính, còn đa số học sinh thuộc các quận nội thành theo học đúng tuyến thì không phải là nhân tố chính gây tắc đường.
Do đó, theo ông Dũng, để có thể đưa ra quyết định chính xác, phù hợp, các chuyên gia nên khảo sát về số lượng học sinh hàng ngày phải tham gia giao thông trên các tuyến đường, bao nhiêu phần trăm học sinh học trái tuyến, bao nhiêu phần trăm học sinh học đúng tuyến, bao nhiêu em phải có cha mẹ đưa đón…
“Nên chăng múi giờ chênh giữa cấp nọ cấp kia là 1 tiếng, nếu không chỉ qua vài vòng đèn xanh đèn đỏ, tất cả sẽ lại gặp nhau ngoài đường,” ông Dũng nói.
Ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc Gia cũng cho hay, điều chỉnh giờ không phải chuyện mới mà đã đề cập tới từ nhiều năm nay nhưng chưa đủ yếu tố để thực hiện.
“Phải nói trước là việc thay đổi giờ làm, giờ học không phải là bài thuốc đặc hiệu mà nó cũng là một nhóm biện pháp tổng thể,” ông Thanh lý giải.
Từ đó, ông Thanh đưa ra đề xuất nên gom nhóm công chức Hà Nội và Trung ương làm một nhóm, đối với nhóm không tự đi được như học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nên chênh nhau 30 phút hay một tiếng.
Bên cạnh đó, các Sở Nội vụ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đều cho rằng, trong bản dự thảo của Bộ Giao thông Vận tải còn "sót" một đối tượng rất lớn là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Sẽ nghiên cứu thí điểm
Theo ông Chu Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ Giao thông Vận tải), hiệu ứng điều chỉnh giờ không chỉ tác động đến các đối tượng điều chỉnh mà con tác động đến rất nhiều thành phần khác.
“Thay đổi giờ giúp các cơ sở dịch vụ vận tải tăng cường luân chuyển có lợi cho vận tải công cộng. Các loại xe phục vụ công, như xe đưa đón cán bộ công nhân viên nên tận dụng, trưng thu, khai thác tiềm năng để vận chuyển các nhóm đối tượng khác khi có nhu cầu nhằm giảm lượng xe trên đường,” ông Hùng đề xuất.
Ông Hùng cũng đề nghị phải có sự kết hợp giữa các ngành, không nên chỉ đổ hết lên đầu ngành giao thông, cảnh sát giao thông. Ngay cả các trung tâm kinh doanh thương mại cũng phải có nhiệm vụ phân luồng giao thông ngay tại địa bàn đơn vị mình nhằm giảm áp lực đổ lên đầu lực lượng chức năng.
“Cho đến bây giờ chưa ai có thể trả lời ngay được câu hỏi về mức độ thành công này nhưng đây là giải pháp cần thiết. Trong quá trình làm vừa điều tra xã hội học, vừa thăm dò rồi điều chỉnh dần dần,” ông Hùng chia sẻ.
Kết luận tại hội nghị, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Quốc Hùng cho rằng đổi giờ học, giờ làm là một trong 7 nhóm giải pháp của thành phố nhằm giảm ùn tắc giao thông. Dù điều chỉnh thế nào thì đều xuất phát từ quyền lợi của nhân dân, được nhân dân ủng hộ là chính sách đúng và ngược lại, cho nên phải nghiên cứu thế nào cho hợp lý.
“Trước mắt sẽ cân nhắc thí điểm thay đổi giờ làm, giờ học của nhóm đối tượng sinh viên và trung tâm thương mại vì đây là lưc lượng tự lập, tự chủ trong vấn đề đi lại nên không chịu ảnh hưởng nhiều từ việc thay đổi giờ học giờ làm,” ông Hùng cho hay./.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho rằng việc điều chỉnh giờ học, việc làm là cần thiết để giảm ùn tắc giao thông nhưng cần nghiên cứu khoa học trong quá trình thực hiện. Phạm vi tiến hành thí điểm nên chăng cũng thu hẹp hơn, trước tiên tập trung ở nhóm đối tượng sinh viên và trung tâm thương mại vì đây là lực lượng tự lập không chịu ảnh hưởng nhiều từ việc thay đổi giờ học, giờ làm.
“Mặc dù giải pháp này có tính tích cực song nếu làm ngay sẽ không đủ cơ sở mà cần có thời gian khảo sát thêm. Dù điều chỉnh giờ như thế nào thì cũng xuất phát từ thực tiễn, quyền lợi của nhân dân. Chính sách đưa ra không được nhân dân ủng hộ sẽ có tác dụng ngược lại,” ông Hùng chia sẻ.
Chưa thống nhất được giờ học, đối tượng
Đại diện các ban ngành đều nhất trí với đề xuất thí điểm đổi giờ học việc làm của Bộ Giao thông Vận tải nhưng nhiều ý kiến vẫn chưa thống nhất được về nhóm đối tượng điều chỉnh và độ lệch giờ của từng đối tượng.
Theo ông Nguyễn Công Bằng, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), đơn vị xây dựng dự thảo, thay đổi giờ đã được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý để vừa đảm bảo công việc, vừa không ảnh hưởng lớn đến đời sống của cán bộ công chức, không xáo trộn sinh hoạt gia đình, đặc biệt đảm bảo giờ giấc sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của đối tượng là học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.
“Đề xuất đổi giờ hiện nay trên cơ sở cách nhau một giờ trên cùng một hướng và dựa trên đối tượng điều chỉnh (gồm 9 đối tượng: cán bộ công chức cơ quan Trung ương, Hà Nội; học sinh mầm non, tiểu học, trung học; học sinh trung học phổ thông, sinh viên các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà trưng; trung tâm kinh doanh, thương mại),” ông Bằng cho hay.
Theo ông Bằng, đối với sinh viên các quận trên địa bàn nội đô, Vụ đã khảo sát và thấy hầu hết giờ bắt đầu vào học là từ 7 giờ, mỗi một ca từ 4-5 giờ. Để đảm bảo sự dãn cách của các trường nên lệch ca là một giờ để giảm lưu lượng tham gia giao thông.
Đại diện Vụ Kết cấu hạ tầng (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, đối tượng đổi giờ nên chuyển thành 5 đối tượng: Công chức và mầm non nên chung nhau giờ, học sinh trung học, sinh viên và trung tâm kinh doanh. Riêng khối sinh viên đại học không nên phân thành nhiều loại thời gian học mà nên phân ca học từ 6 giờ-11 giờ 30 chiều từ 2 giờ.
Đồng tình quan điểm đó, ông Lê Đỗ Mười, Viện Chiến lược (Bộ Giao thông Vận tải) cũng đưa ra quan điểm cần điều tiết lại sinh viên, gom sinh viên bố trí đúng một giờ cụ thể ca sáng từ 7 giờ, ca chiều đến 17 giờ.
“Hầu hết sinh viên đi thuê trọ đều co cụm gần trường nên để vào thành nhóm cùng một giờ sẽ tránh đươc sự chồng chéo,” ông Mười đưa ra giải pháp.
Cũng bày tỏ băn khoăn khi nói tới tính hiệu quả của đề xuất này, theo ông Nguyễn Trí Dũng, Phó phòng Tiểu học (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội), từ lớp 2 đến lớp 5 tỉ lệ trái tuyến trung bình dưới 12-13%, các huyện gần như không có trái tuyến. Những gia đình có con đi học trái tuyến, trái quận mới phải thường xuyên đi lại trên các trục chính, còn đa số học sinh thuộc các quận nội thành theo học đúng tuyến thì không phải là nhân tố chính gây tắc đường.
Do đó, theo ông Dũng, để có thể đưa ra quyết định chính xác, phù hợp, các chuyên gia nên khảo sát về số lượng học sinh hàng ngày phải tham gia giao thông trên các tuyến đường, bao nhiêu phần trăm học sinh học trái tuyến, bao nhiêu phần trăm học sinh học đúng tuyến, bao nhiêu em phải có cha mẹ đưa đón…
“Nên chăng múi giờ chênh giữa cấp nọ cấp kia là 1 tiếng, nếu không chỉ qua vài vòng đèn xanh đèn đỏ, tất cả sẽ lại gặp nhau ngoài đường,” ông Dũng nói.
Ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc Gia cũng cho hay, điều chỉnh giờ không phải chuyện mới mà đã đề cập tới từ nhiều năm nay nhưng chưa đủ yếu tố để thực hiện.
“Phải nói trước là việc thay đổi giờ làm, giờ học không phải là bài thuốc đặc hiệu mà nó cũng là một nhóm biện pháp tổng thể,” ông Thanh lý giải.
Từ đó, ông Thanh đưa ra đề xuất nên gom nhóm công chức Hà Nội và Trung ương làm một nhóm, đối với nhóm không tự đi được như học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nên chênh nhau 30 phút hay một tiếng.
Bên cạnh đó, các Sở Nội vụ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đều cho rằng, trong bản dự thảo của Bộ Giao thông Vận tải còn "sót" một đối tượng rất lớn là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Sẽ nghiên cứu thí điểm
Theo ông Chu Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ Giao thông Vận tải), hiệu ứng điều chỉnh giờ không chỉ tác động đến các đối tượng điều chỉnh mà con tác động đến rất nhiều thành phần khác.
“Thay đổi giờ giúp các cơ sở dịch vụ vận tải tăng cường luân chuyển có lợi cho vận tải công cộng. Các loại xe phục vụ công, như xe đưa đón cán bộ công nhân viên nên tận dụng, trưng thu, khai thác tiềm năng để vận chuyển các nhóm đối tượng khác khi có nhu cầu nhằm giảm lượng xe trên đường,” ông Hùng đề xuất.
Ông Hùng cũng đề nghị phải có sự kết hợp giữa các ngành, không nên chỉ đổ hết lên đầu ngành giao thông, cảnh sát giao thông. Ngay cả các trung tâm kinh doanh thương mại cũng phải có nhiệm vụ phân luồng giao thông ngay tại địa bàn đơn vị mình nhằm giảm áp lực đổ lên đầu lực lượng chức năng.
“Cho đến bây giờ chưa ai có thể trả lời ngay được câu hỏi về mức độ thành công này nhưng đây là giải pháp cần thiết. Trong quá trình làm vừa điều tra xã hội học, vừa thăm dò rồi điều chỉnh dần dần,” ông Hùng chia sẻ.
Kết luận tại hội nghị, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Quốc Hùng cho rằng đổi giờ học, giờ làm là một trong 7 nhóm giải pháp của thành phố nhằm giảm ùn tắc giao thông. Dù điều chỉnh thế nào thì đều xuất phát từ quyền lợi của nhân dân, được nhân dân ủng hộ là chính sách đúng và ngược lại, cho nên phải nghiên cứu thế nào cho hợp lý.
“Trước mắt sẽ cân nhắc thí điểm thay đổi giờ làm, giờ học của nhóm đối tượng sinh viên và trung tâm thương mại vì đây là lưc lượng tự lập, tự chủ trong vấn đề đi lại nên không chịu ảnh hưởng nhiều từ việc thay đổi giờ học giờ làm,” ông Hùng cho hay./.
Việt Hùng (Vietnam+)