Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Các thành viên Ban Chỉ đạo và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã tham dự và đóng góp ý kiến tại cuộc họp.
Tại cuộc họp, các Bộ Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện kết luận số 37 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 40 của Chính phủ về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.
Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính, thực hiện kế hoạch Nghị quyết 40 của Chính phủ, trong Quý IV năm 2012, Quý I, II năm 2013, các bộ, ngành phải hoàn thành 35 đề án văn bản, tuy nhiên, đến nay, mới có 4 đề án được hoàn thành (Bộ Tài chính 2 đề án, Y tế 1 đề án, Giáo dục và Đào tạo 1 đề án). So với yêu cầu tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 40 của Chính phủ thì mới đạt 11,4% kế hoạch đề ra.
Việc triển khai kết luận các phiên họp của Ban chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập cũng mới chỉ có các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chính Minh thực hiện và có báo cáo gửi Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, nội dung báo cáo của các đơn vị này chưa đề xuất được những giải pháp về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của từng bộ, ngành.
Nguyên nhân của việc chậm thực hiện Nghị quyết 40 là do các tổ chức sự nghiệp công lập của các bộ quản lý chưa sẵn sàng chuyển đổi sang tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Mặt khác, do tư duy bao cấp trông chờ vào nguồn lực từ ngân sách nhà nước từ các bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn nặng nề; việc chuyển đổi cơ chế từ phí sang giá cung cấp dịch vụ công vẫn chưa được triển khai trong thực tế.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh quan điểm và mục tiêu của việc đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một lĩnh vực rất quan trọng, nhưng cũng hết sức khó khăn. Thời gian qua, việc đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã được các bộ, ngành tích cực triển khai, tuy nhiên vẫn còn chậm.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm triển khai thực hiện Nghị quyết 40 của Chính phủ là do các bộ, ngành còn lúng túng trong việc phân loại tổ chức cung cấp dịch vụ sự nghiệp công giữa loại đơn vị sự nghiệp công, loại dịch vụ công được đơn vị Nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí, được nhà nước đảm bảo một phần kinh phí và loại không được nhà nước đảm bảo kinh phí. Mặt khác do nhiều bộ, ngành chưa thực sự quyết tâm cao và chưa quyết liệt trong việc đổi mới cơ chế hoạt động.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu các bộ, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ mình quản lý. Các bộ, ngành cũng cần cập nhập thêm đầy đủ thông tin về Kết luận số 63 - KL/TW của Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”; trong đó tiếp tục khẳng định các nội dung về định hướng và giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phải chủ động nghiên cứu, đề xuất những nội dung đổi mới về cơ chế hoạt động, cơ chế tổ chức, cơ chế quản lý đối với lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của bộ, ngành mình; đồng thời tập trung xây dựng và ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, lĩnh vực và tiêu chí kiểm tra, giám sát chất lượng cung ứng dịch vụ.
Bộ Tài chính sớm ban hành cơ chế chính sách về việc cổ phần hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Các bộ cũng cần xem xét, nghiên cứu lại việc cổ phần hóa những đơn vị do bộ mình quản lý. Bộ Nội vụ nghiên cứu lại những nội dung việc đổi mới cơ chế quản lý nói chung và đối với cơ chế về tài chính và tiền lương nói tiêng.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành cần rà soát lại các nội dung triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính tài sản theo Nghị định 43 của Chính phủ; trên cơ sở đó làm rõ những nội dung tự chủ chưa được triển khai triệt để trong thời gian qua và xác định những nội dung cần giao thêm quyền tự chủ cho các trường trong thời gian tới…/.
Các thành viên Ban Chỉ đạo và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã tham dự và đóng góp ý kiến tại cuộc họp.
Tại cuộc họp, các Bộ Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện kết luận số 37 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 40 của Chính phủ về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.
Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính, thực hiện kế hoạch Nghị quyết 40 của Chính phủ, trong Quý IV năm 2012, Quý I, II năm 2013, các bộ, ngành phải hoàn thành 35 đề án văn bản, tuy nhiên, đến nay, mới có 4 đề án được hoàn thành (Bộ Tài chính 2 đề án, Y tế 1 đề án, Giáo dục và Đào tạo 1 đề án). So với yêu cầu tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 40 của Chính phủ thì mới đạt 11,4% kế hoạch đề ra.
Việc triển khai kết luận các phiên họp của Ban chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập cũng mới chỉ có các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chính Minh thực hiện và có báo cáo gửi Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, nội dung báo cáo của các đơn vị này chưa đề xuất được những giải pháp về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của từng bộ, ngành.
Nguyên nhân của việc chậm thực hiện Nghị quyết 40 là do các tổ chức sự nghiệp công lập của các bộ quản lý chưa sẵn sàng chuyển đổi sang tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Mặt khác, do tư duy bao cấp trông chờ vào nguồn lực từ ngân sách nhà nước từ các bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn nặng nề; việc chuyển đổi cơ chế từ phí sang giá cung cấp dịch vụ công vẫn chưa được triển khai trong thực tế.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh quan điểm và mục tiêu của việc đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một lĩnh vực rất quan trọng, nhưng cũng hết sức khó khăn. Thời gian qua, việc đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã được các bộ, ngành tích cực triển khai, tuy nhiên vẫn còn chậm.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm triển khai thực hiện Nghị quyết 40 của Chính phủ là do các bộ, ngành còn lúng túng trong việc phân loại tổ chức cung cấp dịch vụ sự nghiệp công giữa loại đơn vị sự nghiệp công, loại dịch vụ công được đơn vị Nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí, được nhà nước đảm bảo một phần kinh phí và loại không được nhà nước đảm bảo kinh phí. Mặt khác do nhiều bộ, ngành chưa thực sự quyết tâm cao và chưa quyết liệt trong việc đổi mới cơ chế hoạt động.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu các bộ, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ mình quản lý. Các bộ, ngành cũng cần cập nhập thêm đầy đủ thông tin về Kết luận số 63 - KL/TW của Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”; trong đó tiếp tục khẳng định các nội dung về định hướng và giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phải chủ động nghiên cứu, đề xuất những nội dung đổi mới về cơ chế hoạt động, cơ chế tổ chức, cơ chế quản lý đối với lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của bộ, ngành mình; đồng thời tập trung xây dựng và ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, lĩnh vực và tiêu chí kiểm tra, giám sát chất lượng cung ứng dịch vụ.
Bộ Tài chính sớm ban hành cơ chế chính sách về việc cổ phần hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Các bộ cũng cần xem xét, nghiên cứu lại việc cổ phần hóa những đơn vị do bộ mình quản lý. Bộ Nội vụ nghiên cứu lại những nội dung việc đổi mới cơ chế quản lý nói chung và đối với cơ chế về tài chính và tiền lương nói tiêng.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành cần rà soát lại các nội dung triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính tài sản theo Nghị định 43 của Chính phủ; trên cơ sở đó làm rõ những nội dung tự chủ chưa được triển khai triệt để trong thời gian qua và xác định những nội dung cần giao thêm quyền tự chủ cho các trường trong thời gian tới…/.
Nguyễn Cường (TTXVN)