Ngày 31/1, tại Hà Nội, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học " Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta” nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng văn kiện Hội nghị Trung ương khóa XI.
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới năm 1986 đến nay, hệ thống chính trị Việt Nam đang ngày càng được củng cố, hoàn thiện từng bước để thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,” thực thi nền dân chủ nhân dân, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Hệ thống chính trị Việt Nam được vận hành theo nguyên lý huy động tổng lực mọi thành phần, lực lượng quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của toàn dân tộc, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân chính trị, Nhà nước là trụ cột của hệ thống, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội là tổ chức liên minh chính trị-xã hội.
Qua hơn 80 năm lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị Việt Nam đã phát huy tốt tổ chức và vận hành của mình. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, do những đặc điểm và điều kiện chính trị khác nhau mà vị trí, vai trò của từng bộ phận của hệ thống chính trị có những điều chỉnh cho phù hợp.
Tuy nhiên, hệ thống chính trị của Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. So với yêu cầu của thực tiễn, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý và điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Cựu Chiến binh và các tổ chức chính trị-xã hội ở cơ sở chưa tiến kịp với đòi hỏi của thực tiễn. Một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thiếu năng lực thực thi công vụ, chưa khắc phục được tình trạng "công chức hóa"...
Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải có sự đổi mới hệ thống chính trị. Việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị luôn là một đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo cho đổi mới phát triển kinh tế thành công.
Gần 40 tham luận trình bày và gửi tới hội thảo đã tập trung làm sáng tỏ những luận điểm cơ bản về hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam; đánh giá những thành tựu và những mặt hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam trong quá trình đổi mới.
Các tham luận nêu những vấn đề đặt ra trong hoạt động của hệ thống chính trị hiện nay và đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp cụ thể để đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Để đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam các đại biểu đề xuất các giải pháp: đổi mới phương phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội; đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng; nâng cao năng lực hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với quyền lực Nhà nước; đổi mới, tăng cường giám sát quyền lực nhà nước; nâng cao vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc; đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản biên chế.../.
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới năm 1986 đến nay, hệ thống chính trị Việt Nam đang ngày càng được củng cố, hoàn thiện từng bước để thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,” thực thi nền dân chủ nhân dân, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Hệ thống chính trị Việt Nam được vận hành theo nguyên lý huy động tổng lực mọi thành phần, lực lượng quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của toàn dân tộc, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân chính trị, Nhà nước là trụ cột của hệ thống, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội là tổ chức liên minh chính trị-xã hội.
Qua hơn 80 năm lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị Việt Nam đã phát huy tốt tổ chức và vận hành của mình. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, do những đặc điểm và điều kiện chính trị khác nhau mà vị trí, vai trò của từng bộ phận của hệ thống chính trị có những điều chỉnh cho phù hợp.
Tuy nhiên, hệ thống chính trị của Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. So với yêu cầu của thực tiễn, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý và điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Cựu Chiến binh và các tổ chức chính trị-xã hội ở cơ sở chưa tiến kịp với đòi hỏi của thực tiễn. Một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thiếu năng lực thực thi công vụ, chưa khắc phục được tình trạng "công chức hóa"...
Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải có sự đổi mới hệ thống chính trị. Việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị luôn là một đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo cho đổi mới phát triển kinh tế thành công.
Gần 40 tham luận trình bày và gửi tới hội thảo đã tập trung làm sáng tỏ những luận điểm cơ bản về hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam; đánh giá những thành tựu và những mặt hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam trong quá trình đổi mới.
Các tham luận nêu những vấn đề đặt ra trong hoạt động của hệ thống chính trị hiện nay và đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp cụ thể để đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Để đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam các đại biểu đề xuất các giải pháp: đổi mới phương phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội; đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng; nâng cao năng lực hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với quyền lực Nhà nước; đổi mới, tăng cường giám sát quyền lực nhà nước; nâng cao vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc; đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản biên chế.../.
Hương Thủy (TTXVN)