Chiều 28/5, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013.
Thảo luận về nội dung liên quan trực tiếp đến việc đổi mới toàn diện công tác đại biểu và hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, các đại biểu tập trung kiến nghị những vấn đề xung quanh quy trình xây dựng các dự án luật; cách thức điều hành tại kỳ họp; việc tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam) cho rằng Đề án đề cập đến những vấn đề rộng lớn, cần rà soát lại quy định của Luật tổ chức Quốc hội để đảm bảo đồng bộ trong xây dựng Đề án.
Không hài lòng về việc nhiều dự án luật được gửi đến đại biểu để xin ý kiến muộn so với thời hạn, đại biểu Ngô Văn Minh nêu ý kiến cần có quy định để đảm bảo công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội diễn ra đúng quy trình, đủ thời gian để các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có thời gian thẩm tra, nghiên cứu, góp ý vào dự án luật.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) kiến nghị việc thẩm tra các dự án luật mặc dù được giao cho một Ủy ban của Quốc hội chủ trì, thẩm tra, nhưng cơ quan này cũng phải có trách nhiệm gửi thông tin, lấy ý kiến các cơ quan khác của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội, vì có nhiều đại biểu mặc dù không thuộc cơ quan thẩm tra nhưng lại có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực của dự án luật đó.
Liên quan đến hoạt động tiếp xúc cử tri, các đại biểu nhấn mạnh rằng đại biểu Quốc hội Trung ương và đại biểu Quốc hội địa phương đều cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tích cực đối thoại về những vấn đề cử tri quan tâm.
Đề xuất Quốc hội cần tăng cường các hoạt động tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho rằng những đợt tiếp xúc cử tri theo chuyên đề sẽ tập trung hơn, thu hút được nhiều ý kiến chuyên sâu của các đại biểu có chuyên môn phù hợp; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cử tri giám sát, theo dõi.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh) đề xuất song song với việc đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri theo hướng ngày càng đa dạng, cần có quy chế đảm bảo việc thực hiện lời hứa với cử tri của đại biểu Quốc hội.
Góp ý về việc giảm thời gian của các Kỳ họp, đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) cho rằng nếu làm tốt việc cung cấp tài liệu, thông tin cho các đại biểu Quốc hội thì có thể rút ngắn hơn nữa thời gian mỗi Kỳ họp.
Đại biểu Chung kiến nghị nên điều chỉnh thời điểm bắt đầu kỳ họp của Quốc hội sang đầu tháng Sáu hàng năm để tránh tình trạng các báo cáo trình Quốc hội của các cơ quan liên quan không đồng nhất về thời gian.
Qua thảo luận, các đại biểu đều tán thành với việc tăng cường tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để nhân dân, cử tri cả nước theo dõi, trực tiếp chất vấn.
Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị số lượng các buổi chất vấn này cần được tiến hành thường xuyên hơn theo hướng mỗi quý một lần để có thể giải quyết nhiều hơn nữa những thắc mắc, quan tâm của cử tri, nhất là về những vấn đề xã hội bức xúc./.
Thảo luận về nội dung liên quan trực tiếp đến việc đổi mới toàn diện công tác đại biểu và hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, các đại biểu tập trung kiến nghị những vấn đề xung quanh quy trình xây dựng các dự án luật; cách thức điều hành tại kỳ họp; việc tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam) cho rằng Đề án đề cập đến những vấn đề rộng lớn, cần rà soát lại quy định của Luật tổ chức Quốc hội để đảm bảo đồng bộ trong xây dựng Đề án.
Không hài lòng về việc nhiều dự án luật được gửi đến đại biểu để xin ý kiến muộn so với thời hạn, đại biểu Ngô Văn Minh nêu ý kiến cần có quy định để đảm bảo công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội diễn ra đúng quy trình, đủ thời gian để các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có thời gian thẩm tra, nghiên cứu, góp ý vào dự án luật.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) kiến nghị việc thẩm tra các dự án luật mặc dù được giao cho một Ủy ban của Quốc hội chủ trì, thẩm tra, nhưng cơ quan này cũng phải có trách nhiệm gửi thông tin, lấy ý kiến các cơ quan khác của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội, vì có nhiều đại biểu mặc dù không thuộc cơ quan thẩm tra nhưng lại có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực của dự án luật đó.
Liên quan đến hoạt động tiếp xúc cử tri, các đại biểu nhấn mạnh rằng đại biểu Quốc hội Trung ương và đại biểu Quốc hội địa phương đều cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tích cực đối thoại về những vấn đề cử tri quan tâm.
Đề xuất Quốc hội cần tăng cường các hoạt động tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho rằng những đợt tiếp xúc cử tri theo chuyên đề sẽ tập trung hơn, thu hút được nhiều ý kiến chuyên sâu của các đại biểu có chuyên môn phù hợp; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cử tri giám sát, theo dõi.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh) đề xuất song song với việc đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri theo hướng ngày càng đa dạng, cần có quy chế đảm bảo việc thực hiện lời hứa với cử tri của đại biểu Quốc hội.
Góp ý về việc giảm thời gian của các Kỳ họp, đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) cho rằng nếu làm tốt việc cung cấp tài liệu, thông tin cho các đại biểu Quốc hội thì có thể rút ngắn hơn nữa thời gian mỗi Kỳ họp.
Đại biểu Chung kiến nghị nên điều chỉnh thời điểm bắt đầu kỳ họp của Quốc hội sang đầu tháng Sáu hàng năm để tránh tình trạng các báo cáo trình Quốc hội của các cơ quan liên quan không đồng nhất về thời gian.
Qua thảo luận, các đại biểu đều tán thành với việc tăng cường tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để nhân dân, cử tri cả nước theo dõi, trực tiếp chất vấn.
Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị số lượng các buổi chất vấn này cần được tiến hành thường xuyên hơn theo hướng mỗi quý một lần để có thể giải quyết nhiều hơn nữa những thắc mắc, quan tâm của cử tri, nhất là về những vấn đề xã hội bức xúc./.
Quang Vũ (TTXVN)