Ba năm trở lại đây, mỗi năm thị trường bất động sản lại bùng phát từ 2 đến 3 “cơn sốt.” Mỗi khi thị trường bất động sản sốt, người ta vin vào các lý do như có quy hoạch mới, có nguồn tín dụng mới, thị trường chứng khoán tăng mạnh... Nhưng xét cho cùng, đó chỉ là hiện tượng, không phải nguyên nhân bản chất.
Nguyên nhân cơ bản nằm ở chỗ cả các nhà đầu tư lẫn người có nhu cầu đều không có thông tin xác thực về thị trường này. Vì không ai có thông tin nên “một đồn mười” tạo ra phong trào đầu cơ, đẩy bất động sản sốt.
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu mọi người dân thường xuyên nắm rõ được tình hình cung-cầu của thị trường bất động sản sẽ chẳng có chuyện thị trường này bỗng chốc lại sốt.
Danh không chính, ngôn vẫn thuận
Trong hai năm lại đây, mỗi quý một lần, các công ty dịch vụ bất động sản như CB Richard Ellis (CBRE), Savills Việt Nam lại công bố rộng rãi các bản báo cáo đánh giá về tình hình thị trường bất động sản tại Việt Nam.
CBRE và Savills đều đặn ra các báo cáo nhận định và do là “của hiếm” nên dư luận hay báo giới mặc nhiên coi đó là những công bố chính thống về thị trường bất động sản Việt Nam. Và mỗi khi báo cáo của các đơn vị này công bố, ít nhiều thị trường bất động sản đã chịu ảnh hưởng.
Theo ông Nguyễn Đức Quang, Giám đốc Công ty bất động sản Minh Quang, Hà Nội: “Các bản báo cáo đánh giá thị trường của những công ty nói trên khá bài bản, có số liệu nguồn cung từng phân khúc, có đánh giá xu hướng thị trường... Cá nhân tôi theo dõi thấy rằng, mỗi khi các báo cáo đánh giá thị trường của CBRE hoặc Savills được công bố, thị trường cũng đã chịu tác động. Ví dụ, khi CBRE cảnh báo về việc giá văn phòng cho thuê đang giảm (năm 2009), sau đó thị trường này cũng đã giảm theo hay chí ít là không tăng giá vì người có nhu cầu cứ lấy công bố của CBRE ra làm bằng chứng.”
Ông Nguyễn Sơn Trung, Giám đốc Công ty bất động sản Đất Nam Đô tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ông vẫn thường tham khảo các báo cáo thị trường bất động sản của CBRE và Savills; tuy nhiên chỉ là để tham khảo cách nhìn của các chuyên gia nước ngoài về thị trường bất động sản Việt Nam. Lí do là vì báo cáo của CBRE và Savills ra hàng quý, độ cập nhật về giá, diễn biến giao dịch không bám sát được thực tiễn.
Mặt khác, các báo cáo của các công ty này chỉ tập trung vào những khu đất trung tâm như ở Thành phố Hồ Chí Minh là quận I, quận III, nơi giá đất hàng trăm triệu đồng/m2 hoặc họ chỉ tập trung vào lĩnh vực cho thuê văn phòng, phục vụ người nước ngoài... Do đó, những đánh giá đó không phù hợp với nhu cầu của các nhà kinh doanh bất động sản Việt Nam.
“Là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bất động sản, chúng tôi rất cần các thông tin chính thống về thị trường này, các thông tin do tổ chức của Nhà nước hay của hiệp hội nghề nghiệp chính thống sẽ đáng tin cậy hơn. Nhưng cho đến nay, chưa tổ chức nào làm được việc này. Chính việc các nhà kinh doanh, người có nhu cầu mù mờ về thông tin nên thị trường bất động sản mới hay biến động thất thường, giới đầu cơ mới dễ thao túng thị trường,” ông Trung nói.
“Mỏi cổ” chờ thông tin chính thống
Trung tâm nghiên cứu thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng đã ra đời nhiều năm nay, tập hợp hàng chục cán bộ làm việc. Thế nhưng lạ lùng là từ ngày thành lập đến nay, trung tâm này tuyệt nhiên chưa công bố bất cứ một báo cáo nào về tình hình thị trường, về nguồn cung-cầu nhà ở, dự án hay dự báo các phân khúc thị trường bất động sản sẽ như thế nào.
Bà Vũ Thị Hòa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà ở và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thừa nhận đây là điểm yếu của trung tâm này.
Bà Hòa cho biết cũng đã nhiều lần đề xuất và đôn đốc trung tâm phải có những nghiên cứu, đánh giá về tình hình thị trường để công bố trước công luận, góp phần trấn an dư luận, bình ổn thị trường trước mỗi đợt thị trường biến động mạnh.
Tuy nhiên, đã hơn hai năm nay, kể từ khi bà Hòa về công tác tại Cục, trung tâm vẫn đang trong giai đoạn... nghiên cứu thông tin.
“Trung tâm hiện chỉ đang theo dõi và nghiên cứu hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản,” bà Hòa cho biết.
Về các báo cáo của CBRE và Savills, bà Hòa khẳng định: “Đánh giá thị trường bất động sản của CBRE và Savills chỉ nghiên cứu được phần nào của thị trường thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của họ. Bởi đến Bộ Xây dựng là nơi nắm “nguồn” còn chưa tổng hợp được thì các doanh nghiệp tư nhân không thể có số liệu để tổng hợp chính xác được.”
Dư luận cho rằng các thông tin quan trọng trong đời sống hàng ngày hiện nay là tình hình tín dụng, xuất nhập khẩu, lạm phát... đã được Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố định kỳ hay đột xuất khi có bất thường. Điều đó đã góp phần đáng kể ổn định dư luận, thị trường nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
Còn với thị trường bất động sản, hiện tượng “sốt nóng, lạnh” thất thường trong những năm gần đây tự nó đã nói lên đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Nhưng đến bao giờ xã hội mới nhận được các thông tin về thị trường bất động sản” thì còn là câu hỏi đang chờ câu trả lời từ Bộ Xây dựng./.
Nguyên nhân cơ bản nằm ở chỗ cả các nhà đầu tư lẫn người có nhu cầu đều không có thông tin xác thực về thị trường này. Vì không ai có thông tin nên “một đồn mười” tạo ra phong trào đầu cơ, đẩy bất động sản sốt.
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu mọi người dân thường xuyên nắm rõ được tình hình cung-cầu của thị trường bất động sản sẽ chẳng có chuyện thị trường này bỗng chốc lại sốt.
Danh không chính, ngôn vẫn thuận
Trong hai năm lại đây, mỗi quý một lần, các công ty dịch vụ bất động sản như CB Richard Ellis (CBRE), Savills Việt Nam lại công bố rộng rãi các bản báo cáo đánh giá về tình hình thị trường bất động sản tại Việt Nam.
CBRE và Savills đều đặn ra các báo cáo nhận định và do là “của hiếm” nên dư luận hay báo giới mặc nhiên coi đó là những công bố chính thống về thị trường bất động sản Việt Nam. Và mỗi khi báo cáo của các đơn vị này công bố, ít nhiều thị trường bất động sản đã chịu ảnh hưởng.
Theo ông Nguyễn Đức Quang, Giám đốc Công ty bất động sản Minh Quang, Hà Nội: “Các bản báo cáo đánh giá thị trường của những công ty nói trên khá bài bản, có số liệu nguồn cung từng phân khúc, có đánh giá xu hướng thị trường... Cá nhân tôi theo dõi thấy rằng, mỗi khi các báo cáo đánh giá thị trường của CBRE hoặc Savills được công bố, thị trường cũng đã chịu tác động. Ví dụ, khi CBRE cảnh báo về việc giá văn phòng cho thuê đang giảm (năm 2009), sau đó thị trường này cũng đã giảm theo hay chí ít là không tăng giá vì người có nhu cầu cứ lấy công bố của CBRE ra làm bằng chứng.”
Ông Nguyễn Sơn Trung, Giám đốc Công ty bất động sản Đất Nam Đô tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ông vẫn thường tham khảo các báo cáo thị trường bất động sản của CBRE và Savills; tuy nhiên chỉ là để tham khảo cách nhìn của các chuyên gia nước ngoài về thị trường bất động sản Việt Nam. Lí do là vì báo cáo của CBRE và Savills ra hàng quý, độ cập nhật về giá, diễn biến giao dịch không bám sát được thực tiễn.
Mặt khác, các báo cáo của các công ty này chỉ tập trung vào những khu đất trung tâm như ở Thành phố Hồ Chí Minh là quận I, quận III, nơi giá đất hàng trăm triệu đồng/m2 hoặc họ chỉ tập trung vào lĩnh vực cho thuê văn phòng, phục vụ người nước ngoài... Do đó, những đánh giá đó không phù hợp với nhu cầu của các nhà kinh doanh bất động sản Việt Nam.
“Là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bất động sản, chúng tôi rất cần các thông tin chính thống về thị trường này, các thông tin do tổ chức của Nhà nước hay của hiệp hội nghề nghiệp chính thống sẽ đáng tin cậy hơn. Nhưng cho đến nay, chưa tổ chức nào làm được việc này. Chính việc các nhà kinh doanh, người có nhu cầu mù mờ về thông tin nên thị trường bất động sản mới hay biến động thất thường, giới đầu cơ mới dễ thao túng thị trường,” ông Trung nói.
“Mỏi cổ” chờ thông tin chính thống
Trung tâm nghiên cứu thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng đã ra đời nhiều năm nay, tập hợp hàng chục cán bộ làm việc. Thế nhưng lạ lùng là từ ngày thành lập đến nay, trung tâm này tuyệt nhiên chưa công bố bất cứ một báo cáo nào về tình hình thị trường, về nguồn cung-cầu nhà ở, dự án hay dự báo các phân khúc thị trường bất động sản sẽ như thế nào.
Bà Vũ Thị Hòa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà ở và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thừa nhận đây là điểm yếu của trung tâm này.
Bà Hòa cho biết cũng đã nhiều lần đề xuất và đôn đốc trung tâm phải có những nghiên cứu, đánh giá về tình hình thị trường để công bố trước công luận, góp phần trấn an dư luận, bình ổn thị trường trước mỗi đợt thị trường biến động mạnh.
Tuy nhiên, đã hơn hai năm nay, kể từ khi bà Hòa về công tác tại Cục, trung tâm vẫn đang trong giai đoạn... nghiên cứu thông tin.
“Trung tâm hiện chỉ đang theo dõi và nghiên cứu hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản,” bà Hòa cho biết.
Về các báo cáo của CBRE và Savills, bà Hòa khẳng định: “Đánh giá thị trường bất động sản của CBRE và Savills chỉ nghiên cứu được phần nào của thị trường thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của họ. Bởi đến Bộ Xây dựng là nơi nắm “nguồn” còn chưa tổng hợp được thì các doanh nghiệp tư nhân không thể có số liệu để tổng hợp chính xác được.”
Dư luận cho rằng các thông tin quan trọng trong đời sống hàng ngày hiện nay là tình hình tín dụng, xuất nhập khẩu, lạm phát... đã được Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố định kỳ hay đột xuất khi có bất thường. Điều đó đã góp phần đáng kể ổn định dư luận, thị trường nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
Còn với thị trường bất động sản, hiện tượng “sốt nóng, lạnh” thất thường trong những năm gần đây tự nó đã nói lên đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Nhưng đến bao giờ xã hội mới nhận được các thông tin về thị trường bất động sản” thì còn là câu hỏi đang chờ câu trả lời từ Bộ Xây dựng./.
Xuân Hương (Báo Tin Tức/Vietnam+)