Là một Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam ở nước ngoài tại thành phố Ekaterinburg, Nga, đến nay đã ngoại ngũ tuần, anh Nguyễn Văn Đường hồ hởi tìm về Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài để nhận giấy mời tới dự chương trình “Xuân Quê hương 2011” sắp tổ chức tại Hà Nội.
Trong niềm hân hoan được trở về nước đón Tết cùng gia đình, anh không quên nỗi niềm của cái Tết đầy lạnh giá bên xứ Bạch Dương năm trước.
Mặc dù sang Nga làm ăn từ năm 1993 nhưng Tết Nguyên đán năm ngoái là cái Tết đầu tiên anh Đường phải ở xứ người.
Anh Đường kể rằng, gần 20 năm sống trên đất nước Nga thân thiện, anh đã quá quen thuộc với đường Sepxkaia cũng như thành phố Ekaterinburg nhưng đến ngày Tết Nguyên đán bỗng nhiên thấy lòng trống trải và phố xá có gì là lạ khó hiểu.
Vào dịp này, ở Nga thời tiết lạnh đến âm độ nên người ta ít ra đường và cũng chẳng mấy người bản địa quan tâm đến cái Tết không phải của họ.
Anh Đường đã quen những năm đón Giao thừa bên Hồ Gươm cùng vợ con, quen cái cảm giác ra đường chơi Tết giữa dòng người rộn ràng, ấm áp, vậy mà, ngày Tết ở xứ người, đường phố vắng hoe, anh muốn ra đường cũng chẳng biết đi đâu về đâu.
Mang tâm trạng của một người sinh ra và lớn lên ở Hà Thành, đã trải qua cái thời trèo cây me, cành sấu và leo lên tàu điện leng keng nên khoảnh khắc Giao thừa trên đất khách càng khiến anh ngậm ngùi nỗi thương nhớ Hà Nội.
Những người phải đón Tết xa quê lại không có gia đình ở bên như anh bất chợt nhớ đến ca khúc “Xuân này con không về” để rồi thấy lòng nghèn nghẹn.
“Tôi đã ứa nước mắt. Nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ vợ con lắm. Có lẽ đó là khoảnh khắc mình yếu lòng nhất,” anh Đường tâm sự.
Anh còn cho biết, Tết Nguyên đán thường bà con Việt Nam ở Ekaterinburg, Nga, chỉ được nghỉ một ngày, đó là ngày mồng Một Tết. Mặc dù vậy, hơn 700 người Việt ở Ekaterinburg vẫn cùng nhau đón một cái Tết đầy đủ.
Theo lời kể của anh Đường, giữa vùng Ekaterinburg lạnh cắt không có quất và hoa đào, bà con ra đường chặt cành táo đem về và cắm vào lọ nước đã hòa sẵn thuốc B1 để cành táo đâm chồi, nảy lộc. Người ta còn tự tay cắt giấy hồng thành những bông hoa đào ghép lên cành táo. Vậy là, nhà nào cũng có một cành đào đón Tết.
Trên bàn thờ của các gia đình cũng đầy đủ giò chả, bánh chưng được mua từ một số cửa hàng dịch vụ của người Việt.
Để vơi bớt nỗi nhớ quê hương của những người xa xứ trong khoảnh khắc thiêng liêng, Hội người Việt Nam ở nước ngoài tại thành phố Ekaterinburg còn tổ chức cho bà con đón Giao thừa. Họ quây quần ở một kiốt, cùng nhau bắn pháo hoa rồi sang nhà nhau chúc Tết và lì xì.
“Về vật chất và nghi lễ của một cái Tết cổ truyền, bên đó chúng tôi đều có đủ nhưng thiếu và thèm không khí xum họp gia đình cùng sự tưng bừng của các lễ hội. Thế thôi cũng đủ nhớ quê nhiều,” Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam ở nước ngoài tại thành phố Ekaterinburg tâm sự.
Tuy nhiên, bao nhiêu niềm nhớ thương và nỗi mủi lòng trong cái Tết nơi xa xứ của anh Đường sẽ được bù đắp trong những ngày anh xum họp cùng gia đình giữa đất Hà Thành vốn là nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Anh Đường chia sẻ kế hoạch về nước lần này, anh sẽ cùng gia đình và bà con Việt kiều tham gia chương trình “Xuân quê hương 2011” tại Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội.
Năm nay anh lại được nắm tay vợ con thong dong những bước chân bên Hồ Gươm đón khoảnh khắc Giao thừa đầy thiêng liêng và ấm áp. Niềm hạnh phúc hơn nữa với anh, dịp Tết năm nay, vợ chồng anh kỷ niệm 30 năm ngày cưới./.
Trong niềm hân hoan được trở về nước đón Tết cùng gia đình, anh không quên nỗi niềm của cái Tết đầy lạnh giá bên xứ Bạch Dương năm trước.
Mặc dù sang Nga làm ăn từ năm 1993 nhưng Tết Nguyên đán năm ngoái là cái Tết đầu tiên anh Đường phải ở xứ người.
Anh Đường kể rằng, gần 20 năm sống trên đất nước Nga thân thiện, anh đã quá quen thuộc với đường Sepxkaia cũng như thành phố Ekaterinburg nhưng đến ngày Tết Nguyên đán bỗng nhiên thấy lòng trống trải và phố xá có gì là lạ khó hiểu.
Vào dịp này, ở Nga thời tiết lạnh đến âm độ nên người ta ít ra đường và cũng chẳng mấy người bản địa quan tâm đến cái Tết không phải của họ.
Anh Đường đã quen những năm đón Giao thừa bên Hồ Gươm cùng vợ con, quen cái cảm giác ra đường chơi Tết giữa dòng người rộn ràng, ấm áp, vậy mà, ngày Tết ở xứ người, đường phố vắng hoe, anh muốn ra đường cũng chẳng biết đi đâu về đâu.
Mang tâm trạng của một người sinh ra và lớn lên ở Hà Thành, đã trải qua cái thời trèo cây me, cành sấu và leo lên tàu điện leng keng nên khoảnh khắc Giao thừa trên đất khách càng khiến anh ngậm ngùi nỗi thương nhớ Hà Nội.
Những người phải đón Tết xa quê lại không có gia đình ở bên như anh bất chợt nhớ đến ca khúc “Xuân này con không về” để rồi thấy lòng nghèn nghẹn.
“Tôi đã ứa nước mắt. Nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ vợ con lắm. Có lẽ đó là khoảnh khắc mình yếu lòng nhất,” anh Đường tâm sự.
Anh còn cho biết, Tết Nguyên đán thường bà con Việt Nam ở Ekaterinburg, Nga, chỉ được nghỉ một ngày, đó là ngày mồng Một Tết. Mặc dù vậy, hơn 700 người Việt ở Ekaterinburg vẫn cùng nhau đón một cái Tết đầy đủ.
Theo lời kể của anh Đường, giữa vùng Ekaterinburg lạnh cắt không có quất và hoa đào, bà con ra đường chặt cành táo đem về và cắm vào lọ nước đã hòa sẵn thuốc B1 để cành táo đâm chồi, nảy lộc. Người ta còn tự tay cắt giấy hồng thành những bông hoa đào ghép lên cành táo. Vậy là, nhà nào cũng có một cành đào đón Tết.
Trên bàn thờ của các gia đình cũng đầy đủ giò chả, bánh chưng được mua từ một số cửa hàng dịch vụ của người Việt.
Để vơi bớt nỗi nhớ quê hương của những người xa xứ trong khoảnh khắc thiêng liêng, Hội người Việt Nam ở nước ngoài tại thành phố Ekaterinburg còn tổ chức cho bà con đón Giao thừa. Họ quây quần ở một kiốt, cùng nhau bắn pháo hoa rồi sang nhà nhau chúc Tết và lì xì.
“Về vật chất và nghi lễ của một cái Tết cổ truyền, bên đó chúng tôi đều có đủ nhưng thiếu và thèm không khí xum họp gia đình cùng sự tưng bừng của các lễ hội. Thế thôi cũng đủ nhớ quê nhiều,” Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam ở nước ngoài tại thành phố Ekaterinburg tâm sự.
Tuy nhiên, bao nhiêu niềm nhớ thương và nỗi mủi lòng trong cái Tết nơi xa xứ của anh Đường sẽ được bù đắp trong những ngày anh xum họp cùng gia đình giữa đất Hà Thành vốn là nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Anh Đường chia sẻ kế hoạch về nước lần này, anh sẽ cùng gia đình và bà con Việt kiều tham gia chương trình “Xuân quê hương 2011” tại Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội.
Năm nay anh lại được nắm tay vợ con thong dong những bước chân bên Hồ Gươm đón khoảnh khắc Giao thừa đầy thiêng liêng và ấm áp. Niềm hạnh phúc hơn nữa với anh, dịp Tết năm nay, vợ chồng anh kỷ niệm 30 năm ngày cưới./.
Thiên Linh (Vietnam+)