Vụ lúa Hè Thu năm nay, nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1,6 triệu ha; đến nay đã thu hoạch 210.000ha, năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha, tăng 2 tạ so cùng kỳ năm trước.
Một số địa phương như tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ năng suất đạt 6-6,5 tấn/ha. Giá lúa thường được thương lái thu mua ở mức 5.800-6.000 đồng/kg, lúa chất lượng cao và lúa thơm 6.300-6.800 đồng/kg, người trồng thu lãi từ 30-35% so với giá thành sản xuất.
Các tỉnh đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân. Hiện nay, 64% nông dân Đồng bằng sông Cửu Long biết sản xuất theo phương pháp IPM, thực hiện chương trình "ba giảm, ba tăng" chiếm 39 % và sạ lúa theo hàng chiếm 38%, diện tích trồng lúa giống xác nhận đã tăng lên 37%. Cơ cấu giống lúa bố trí hợp lý (từ 4-5 giống chủ lực), tại mỗi địa phương, tỷ lệ giống lúa chất lượng thấp không vượt quá 15% diện tích, các loại lúa thơm, đặc sản không vượt quá 15% diện tích.
Phần lớn diện tích (khoảng 70%) bố trí các giống lúa chất lượng cao, gạo hạt dài. Nông dân sử dụng giống lúa thích nghi với từng vùng sinh thái, ít nhiễm sâu bệnh, thực hiện phòng trừ dịch bệnh, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật như IPM, “3 giảm 3 tăng”, “ 1 phải 5 giảm”… giúp giảm chi phí sản xuất.
Các tỉnh thuộc khu vực bị ảnh hưởng của hạn, mặn xâm nhập kịp thời thực hiện phương án phòng, chống hạn, vận hành tốt hệ thống thủy lợi, sử dụng hợp lý nguồn nước đồng thời tăng khả năng cấp nước, bảo đảm canh tác hết diện tích, kịp thời hỗ trợ nông dân hàng trăm tỉ đồng bơm tưới nước./.
Một số địa phương như tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ năng suất đạt 6-6,5 tấn/ha. Giá lúa thường được thương lái thu mua ở mức 5.800-6.000 đồng/kg, lúa chất lượng cao và lúa thơm 6.300-6.800 đồng/kg, người trồng thu lãi từ 30-35% so với giá thành sản xuất.
Các tỉnh đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân. Hiện nay, 64% nông dân Đồng bằng sông Cửu Long biết sản xuất theo phương pháp IPM, thực hiện chương trình "ba giảm, ba tăng" chiếm 39 % và sạ lúa theo hàng chiếm 38%, diện tích trồng lúa giống xác nhận đã tăng lên 37%. Cơ cấu giống lúa bố trí hợp lý (từ 4-5 giống chủ lực), tại mỗi địa phương, tỷ lệ giống lúa chất lượng thấp không vượt quá 15% diện tích, các loại lúa thơm, đặc sản không vượt quá 15% diện tích.
Phần lớn diện tích (khoảng 70%) bố trí các giống lúa chất lượng cao, gạo hạt dài. Nông dân sử dụng giống lúa thích nghi với từng vùng sinh thái, ít nhiễm sâu bệnh, thực hiện phòng trừ dịch bệnh, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật như IPM, “3 giảm 3 tăng”, “ 1 phải 5 giảm”… giúp giảm chi phí sản xuất.
Các tỉnh thuộc khu vực bị ảnh hưởng của hạn, mặn xâm nhập kịp thời thực hiện phương án phòng, chống hạn, vận hành tốt hệ thống thủy lợi, sử dụng hợp lý nguồn nước đồng thời tăng khả năng cấp nước, bảo đảm canh tác hết diện tích, kịp thời hỗ trợ nông dân hàng trăm tỉ đồng bơm tưới nước./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)