Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch dứt điểm toàn bộ 1,6 triệu ha lúa đông xuân 2012-2013 với năng suất 68 tạ/ha, sản lượng đạt gần 10,9 triệu tấn, tăng 200.000 tấn so vụ đông xuân trước.
Các giống lúa được sử dụng đều cho năng suất cao và có phẩm chất gạo ngon, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Bước đầu, trong vùng đã hình thành việc sản xuất quy mô lớn với mô hình cánh đồng mẫu lớn rộng gần 80.000ha, đồng thời ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa.
Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu vụ, Cục Bảo vệ Thực vật đã dự đoán khả năng gây hại của một số loại sâu bệnh như bệnh vàng lùn xoắn lá, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, các loại rầy và phối hợp chặt chẽ với các địa phương chủ động ngăn chặn, phòng trừ.
Tuy rầy nâu và nhiều loại sâu bệnh gây hại trên 32.000 ha nhưng ở mức độ nhẹ, không bùng phát thành dịch, không ảnh hưởng đến năng suất. Ngoài ra, các tỉnh bố trí cơ cấu giống lúa hợp lý (từ 4 - 5 giống chủ lực tại mỗi địa phương), tỷ lệ giống lúa chất lượng thấp không vượt quá 15% diện tích. Lúa thơm, đặc sản cũng chỉ trồng giới hạn không vượt quá 15% diện tích. Khoảng 70% diện tích bố trí các giống lúa chất lượng cao, gạo hạt dài phục vụ chế biến xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nông dân sử dụng giống lúa thích nghi với từng vùng sinh thái, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật như IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, công nghệ sinh thái, bón phân cân đối, quản lý nước, giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
Các tỉnh thuộc khu vực bị ảnh hưởng của hạn, mặn xâm nhập cũng kịp thời thực hiện phương án phòng, chống hạn, vận hành tốt hệ thống thủy lợi, thực hiện các biện pháp tích nước, tiết kiệm nước, sử dụng hợp lý nguồn nước đồng thời tăng khả năng cấp nước, bảo đảm canh tác hết diện tích.
Các tỉnh ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo giống kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của vùng./.
Các giống lúa được sử dụng đều cho năng suất cao và có phẩm chất gạo ngon, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Bước đầu, trong vùng đã hình thành việc sản xuất quy mô lớn với mô hình cánh đồng mẫu lớn rộng gần 80.000ha, đồng thời ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa.
Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu vụ, Cục Bảo vệ Thực vật đã dự đoán khả năng gây hại của một số loại sâu bệnh như bệnh vàng lùn xoắn lá, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, các loại rầy và phối hợp chặt chẽ với các địa phương chủ động ngăn chặn, phòng trừ.
Tuy rầy nâu và nhiều loại sâu bệnh gây hại trên 32.000 ha nhưng ở mức độ nhẹ, không bùng phát thành dịch, không ảnh hưởng đến năng suất. Ngoài ra, các tỉnh bố trí cơ cấu giống lúa hợp lý (từ 4 - 5 giống chủ lực tại mỗi địa phương), tỷ lệ giống lúa chất lượng thấp không vượt quá 15% diện tích. Lúa thơm, đặc sản cũng chỉ trồng giới hạn không vượt quá 15% diện tích. Khoảng 70% diện tích bố trí các giống lúa chất lượng cao, gạo hạt dài phục vụ chế biến xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nông dân sử dụng giống lúa thích nghi với từng vùng sinh thái, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật như IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, công nghệ sinh thái, bón phân cân đối, quản lý nước, giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
Các tỉnh thuộc khu vực bị ảnh hưởng của hạn, mặn xâm nhập cũng kịp thời thực hiện phương án phòng, chống hạn, vận hành tốt hệ thống thủy lợi, thực hiện các biện pháp tích nước, tiết kiệm nước, sử dụng hợp lý nguồn nước đồng thời tăng khả năng cấp nước, bảo đảm canh tác hết diện tích.
Các tỉnh ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo giống kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của vùng./.
Thế Đạt (TTXVN)