Trong đó, châu Á vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm trên 60% lượng gạo xuấtkhẩu, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2010. Kế đến là thị trường châu Phi chiếm 26%,tăng 15% so với cùng kỳ năm2010.
Thị trường xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay diễn biến khá phức tạp vàkhông ổn định. Thị trường truyền thống Philippines giảm nhập khẩu gạo Việt Nam,trong khi thị trường châu Phi tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm, thị trườngIndonesia đã khôi phục nhập khẩu với số lượng lớn cộng với thị trường mới tạiBangladesh và Trung Quốc.
Theo kế hoạch, năm nay Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu xuất từ 6-6,2triệu tấn gạo, để hoàn thành kế hoạch từ nay đến cuối năm sẽ xuất khẩu thêm từ0,8-1 triệu tấn gạo nữa. Dự báo nhu cầu xuất khẩu ổn định trong quý 4/2011 nêngiá lúa vụ Thu Đông sẽ tiếp tục ổn định.
Đến hết tháng Chín, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch dứtđiểm vụ Hè Thu với sản lượng đạt gần 9 triệu tấn. Toàn vùng đã xuống giống lúaThu Đông trên 637.000ha.
Do ảnh hưởng của lũ năm 2011 nên có khoảng 6.000ha bị mất trắng nhưng nhìnchung sản lượng lúa Thu Đông vẫn cơ bản đạt kế hoạch đề ra (gần 3 triệu tấn). Vìvậy nguồn cung gạo nguyên liệu cho xuất khẩu không bị ảnh hưởng.
Theo các chuyên gia, Đồng bằng sông Cửu Long có thể cung cấp gạo các loạiphẩm cấp trung bình cho các thị trường gần khi có nhu cầu và có khả năng cạnhtranh với Ấn Độ do giá cước vận chuyển thấp, chất lượng và giao hàng ổn định, sẽgóp phần nâng lượng gạo xuất khẩu cả nước năm 2011 lên trên 7 triệu tấn./.