Là quốc gia “có thâm niên”, thậm chí là một trong những cái nôi của sản xuất ôtô thế giới, nhưng nước Pháp đang cho thấy sự bất lực trong việc chấn hưng ngành công nghiệp từng cung cấp 10% việc làm cho nền kinh tế trong những ngày hoàng kim nhất này.
Quả vậy, số lượng xe được bán ra tại đất nước hình lục giác đã giảm 14% trong 6 tháng đầu năm và giảm 10% trong vòng 12 tháng đối với tất cả các nhãn hiệu.
Tất cả đang diễn ra như thể thị trường xe hơi Pháp đã trở nên hoàn toàn lệ thuộc vào trợ giá của nhà nước.
Khi chính sách trợ giá không còn được áp dụng, tất cả chìm đắm ngay lập tức. Ngay cả các chương trình khuyến mãi cũng không đủ để vãn hồi hy vọng.
Bởi vì thị trường ô tô Pháp, với một “bãi xe” hơn 33 triệu chiếc, đã hoàn toàn tới độ “chín”, nói cách khác là gần như bão hòa.
Đã xa rồi cái thời các hộ gia đình mới tiếp cận các nhà phân phối để duy trì tăng trưởng cho thị trường như đang thấy ở các nước mới nổi hiện nay. Từ nay không còn chuyện thay mới bãi xe để tạo năng động cho các kênh tiêu thụ.
Thật không may cho các đại lý đặc quyền, người sử dụng Pháp đang ngày càng có xu hướng giữ xe lâu hơn: trong những năm 1980 là 6 năm cho một chiếc xe, giờ trung bình là 8 năm. Thời buổi khó khăn, các chính sách khuyến mãi vô tội vạ đã phải trả giá bằng sự sụt giảm về cầu, để rồi các nhà sản xuất lại tưởng tượng ra các chiêu hỗ trợ khách hàng mới…
Các biện pháp tạm thời đã làm ảnh hưởng lớn đến chiến lược lâu dài và đẩy các hãng vào vòng xoáy luẩn quẩn.
Khi các chiêu khuyến mại chấm dứt, “gậy ông đập lưng ông” mạnh hơn. Đó là lý do tại sao Quý I năm nay, lượng xe bán ra của các tập đoàn Pháp đã sụt giảm nghiêm trọng PSA giảm 21,6% và Renault 18,6% cho dù nhãn hiệu Dacia của hãng này đã đạt được doanh số tốt.
Thông báo sẽ ngừng sản xuất tại nhà máy Aulnay-sous-Bois vào năm 2014 và cắt giảm 8.000 nhân công trong nước của PSA là hồi chuông báo động bởi Aulnay luôn là một biểu tượng của công nghiệp sản xuất ôtô Pháp.
Như vậy, trong vòng 12 năm liên tục, PSA đã cắt giảm tổng cộng 48.000 việc làm, tức là 18% tổng số nhân công ở trong nước. Một xu hướng biểu tượng cho sự đi xuống không chỉ của PSA.
Để khôi phục ngành công nghiệp xương sống của nền kinh tế, PSA đang “trăn trở” với khả năng phải học hỏi công nghiệp ôtô Đức, chẳng hạn với mô hình của Volkswagen, một hãng sản xuất sử dụng số nhân công nhiều gấp 4 lần so với Renault ở Pháp nhưng chi phí sản xuất vẫn chấp nhận tốt…
Hiện nay, PSA đã lựa chọn quan hệ đối tác với Opel, một kẻ ốm yếu của công nghiệp ôtô Đức. Cả hai tập đoàn đều đang ngụp lặn tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa khả năng sản xuất có thừa của mình.
Thế nhưng các chuyên gia kinh tế đều nhất trí rằng sẽ không có phép màu nhiệm hay cây đũa thần nào ở đây. Mọi chương trình hợp lý hóa sản xuất công nghiệp sẽ đều gắn liền với các quyết định đóng cửa một số nhà máy của cả hai tập đoàn và đây là điều đang được nhắc đến nhiều nhất tại Opel cũng như PSA.
Vấn đề đặt ra cho PSA là cắt giảm đến ngưỡng có thể chấp nhận nào và thay đổi chiến lược ra sao để có thể phục hưng trong thời gian ngắn nhất. Một câu hỏi lớn không chỉ dành cho tập đoàn này mà cho cả Chính phủ Pháp.
Ở một ngành công nghiệp nặng và lâu đời như công nghiệp ôtô, sự trơ ì đôi khi vẫn mạnh hơn động lực thay đổi. Tất nhiên, khả năng tồn tại của PSA và cả Renault chưa bị đe dọa, nhưng với việc đóng cửa được thông báo trước của nhà máy Aulnay, dường như sự xuống dốc của công nghiệp sản xuất ôtô Pháp đang là một xu thế không thể đảo ngược./.
Quả vậy, số lượng xe được bán ra tại đất nước hình lục giác đã giảm 14% trong 6 tháng đầu năm và giảm 10% trong vòng 12 tháng đối với tất cả các nhãn hiệu.
Tất cả đang diễn ra như thể thị trường xe hơi Pháp đã trở nên hoàn toàn lệ thuộc vào trợ giá của nhà nước.
Khi chính sách trợ giá không còn được áp dụng, tất cả chìm đắm ngay lập tức. Ngay cả các chương trình khuyến mãi cũng không đủ để vãn hồi hy vọng.
Bởi vì thị trường ô tô Pháp, với một “bãi xe” hơn 33 triệu chiếc, đã hoàn toàn tới độ “chín”, nói cách khác là gần như bão hòa.
Đã xa rồi cái thời các hộ gia đình mới tiếp cận các nhà phân phối để duy trì tăng trưởng cho thị trường như đang thấy ở các nước mới nổi hiện nay. Từ nay không còn chuyện thay mới bãi xe để tạo năng động cho các kênh tiêu thụ.
Thật không may cho các đại lý đặc quyền, người sử dụng Pháp đang ngày càng có xu hướng giữ xe lâu hơn: trong những năm 1980 là 6 năm cho một chiếc xe, giờ trung bình là 8 năm. Thời buổi khó khăn, các chính sách khuyến mãi vô tội vạ đã phải trả giá bằng sự sụt giảm về cầu, để rồi các nhà sản xuất lại tưởng tượng ra các chiêu hỗ trợ khách hàng mới…
Các biện pháp tạm thời đã làm ảnh hưởng lớn đến chiến lược lâu dài và đẩy các hãng vào vòng xoáy luẩn quẩn.
Khi các chiêu khuyến mại chấm dứt, “gậy ông đập lưng ông” mạnh hơn. Đó là lý do tại sao Quý I năm nay, lượng xe bán ra của các tập đoàn Pháp đã sụt giảm nghiêm trọng PSA giảm 21,6% và Renault 18,6% cho dù nhãn hiệu Dacia của hãng này đã đạt được doanh số tốt.
Thông báo sẽ ngừng sản xuất tại nhà máy Aulnay-sous-Bois vào năm 2014 và cắt giảm 8.000 nhân công trong nước của PSA là hồi chuông báo động bởi Aulnay luôn là một biểu tượng của công nghiệp sản xuất ôtô Pháp.
Như vậy, trong vòng 12 năm liên tục, PSA đã cắt giảm tổng cộng 48.000 việc làm, tức là 18% tổng số nhân công ở trong nước. Một xu hướng biểu tượng cho sự đi xuống không chỉ của PSA.
Để khôi phục ngành công nghiệp xương sống của nền kinh tế, PSA đang “trăn trở” với khả năng phải học hỏi công nghiệp ôtô Đức, chẳng hạn với mô hình của Volkswagen, một hãng sản xuất sử dụng số nhân công nhiều gấp 4 lần so với Renault ở Pháp nhưng chi phí sản xuất vẫn chấp nhận tốt…
Hiện nay, PSA đã lựa chọn quan hệ đối tác với Opel, một kẻ ốm yếu của công nghiệp ôtô Đức. Cả hai tập đoàn đều đang ngụp lặn tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa khả năng sản xuất có thừa của mình.
Thế nhưng các chuyên gia kinh tế đều nhất trí rằng sẽ không có phép màu nhiệm hay cây đũa thần nào ở đây. Mọi chương trình hợp lý hóa sản xuất công nghiệp sẽ đều gắn liền với các quyết định đóng cửa một số nhà máy của cả hai tập đoàn và đây là điều đang được nhắc đến nhiều nhất tại Opel cũng như PSA.
Vấn đề đặt ra cho PSA là cắt giảm đến ngưỡng có thể chấp nhận nào và thay đổi chiến lược ra sao để có thể phục hưng trong thời gian ngắn nhất. Một câu hỏi lớn không chỉ dành cho tập đoàn này mà cho cả Chính phủ Pháp.
Ở một ngành công nghiệp nặng và lâu đời như công nghiệp ôtô, sự trơ ì đôi khi vẫn mạnh hơn động lực thay đổi. Tất nhiên, khả năng tồn tại của PSA và cả Renault chưa bị đe dọa, nhưng với việc đóng cửa được thông báo trước của nhà máy Aulnay, dường như sự xuống dốc của công nghiệp sản xuất ôtô Pháp đang là một xu thế không thể đảo ngược./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)