Những ngày gần đây người dân tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là ở huyện Bắc Trà My rất lo lắng về trận động đất 2,7 độ Richter xảy ra vào rạng sáng 17/11 tại khu vực này.
Người dân cho rằng hiện tượng này có nguyên nhân do tình trạng khai thác vàng trái phép diễn ra phổ biến tại khu vực núi đá huyện Bắc Trà My.
Để làm rõ nguyên nhân gây nên trận động đất tại đây, phóng viên TTXVN đã trao đổi với tiến sỹ Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Phó Giám đốc Viện Vật lý địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
- Thưa tiến sỹ, xin ông cho biết cụ thể trận động đất 2,7 độ Richter xảy ra tại huyện Bắc Trà My vừa qua?
Tiến sỹ Lê Huy Minh: Theo số liệu từ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, rạng sáng 17/11, tại Trạm đo động đất Thừa Thiên-Huế, cách khu vực Bắc Trà My khoảng 130km đã đo được một trận động đất 2,7 độ Richter với chấn tiêu ở mức 3km. Do chấn tiêu quá nông nên đã phát ra tiếng nổ lớn.
Sau khi xem xét các yếu tố, chúng tôi xác định đây là một trận động đất kích thích do những yếu tố nhân tạo. Theo tôi, nạn đào vàng chỉ gây ra các hiện tượng sụt lún, sạt lở đất và rung động rất nhẹ chứ không thể xảy ra một trận động đất. Bởi về nguyên tắc, động đất xảy ra theo một quá trình giải phóng năng lượng sâu trong lòng đất.
- Vậy nguyên nhân nào có thể gây ra những trận động đất kích thích?
Tiến sỹ Lê Huy Minh: Những trận động đất kích thích xảy ra khi có những yếu tố nhân tạo tác động vào lớp vỏ trái đất. Những trận động đất này thường có chấn tiêu khá nông. Những yếu tố nhân tạo có thể là do có đứt gãy nhỏ ở hồ chứa nước công trình thủy điện, nước ở hồ thấm vào đới đứt gãy này làm thay đổi ứng suất vỏ trái đất của khu vực đó nên xảy ra động đất kích thích.
Cũng có một số ý kiến cho rằng tình trạng khai thác dầu khí quá nhiều tại khu vực thềm lục địa phía Nam cũng khiến lòng đất rỗng ra, gây nên hiện tượng động đất kích thích. Tuy vậy, đến nay chưa có bằng chứng xác thực có xảy ra động đất do tình trạng khai thác dầu khí quá nhiều tại các thềm lục địa, trong khi hiện tượng tích nước ở hồ thủy điện gây động đất kích thích đã ghi nhận được ở rất nhiều nơi trên thế giới.
- Tại Việt Nam đã có trường hợp động đất kích thích nào được ghi nhận và nghiên cứu chưa?
Tiến sỹ Lê Huy Minh: Trong thời gian từ năm 1992-2007, Viện Vật lý địa cầu đã thực hiện đề tài nghiên cứu mang tên “Cơ sở dữ liệu cho các giải pháp giảm nhẹ hậu quả động đất ở Việt Nam,” trong đó có nội dung nghiên cứu hiện tượng động đất ở khu vực Công trình thủy điện Hòa Bình, nhằm đánh giá ổn định của công trình thủy điện này và rút kinh nghiệm cho những công trình thủy điện khác.
Trong đề tài này, các nhà khoa học đã đánh giá và kết luận việc tích nước và hoạt động của hồ chứa gây biến động lớn đối với chế độ động đất của công trình thủy điện Hòa Bình, làm tăng độ hoạt động động đất, kích thích việc phát sinh những trận động đất mạnh có thể cảm thấy.
Vấn đề “động đất kích thích” tại hồ thủy điện Sơn La cũng đang được Viện Vật lý địa cầu tiến hành điều tra khảo sát từ hơn 3 năm nay. Kết quả sơ bộ cho thấy các nhà khoa học đã ghi nhận được có những trận động đất kích thích cấp độ rất nhẹ xảy ra tại khu vực lòng hồ, nơi gần khu vực có đứt gãy sau khi tích nước vào hồ chứa.
- Hiện tượng động đất kích thích gây nguy hiểm như thế nào đối với các công trình thủy điện?
Tiến sỹ Lê Huy Minh: Khi thiết kế xây dựng các công trình thủy điện, đặc biệt là các công trình lớn như Hòa Bình, Sơn La…, Cơ quan thiết kế đã tính toán một mức độ kháng chấn, để công trình có thể chịu được những trận động đất ở cấp độ cực đại ảnh hưởng đến khu vực đó.
Ví dụ, theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, tại khu vực Công trình Thủy điện Sơn La có thể xuất hiện động đất cấp 9 (theo thang 12 cấp). Dựa trên nghiên cứu này, các nhà xây dựng Công trình Thủy điện Sơn La đã thiết kế và xây dựng công trình này với độ kháng chấn cấp 10, đảm bảo an toàn cho khu vực thủy điện.
Một lưu ý đối với động đất kích thích là loại động đất này không thể có cấp độ lớn hơn động đất tự nhiên được dự báo tại khu vực đó.
Quan điểm nghiên cứu khoa học ngày nay cho rằng động đất tự nhiên xảy ra do tích lũy năng lượng sâu trong lòng đất. Nếu có sự thay đổi ứng suất tại khu vực vỏ trái đất có đứt gãy sẽ làm đẩy nhanh quá trình giải phóng năng lượng trong lòng đất, gây ra động đất ở cấp độ nhỏ.
Viện Vật lý địa cầu đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khảo sát vấn đề động đất tại Việt Nam. Theo tôi, khi xây dựng các công trình thủy điện, các nhà thiết kế đã nghiên cứu rất kỹ càng và tỉ mỉ những nguy cơ về thiên tai có thể xảy ra, nhằm đưa ra phương án xây dựng an toàn nhất cho công trình và họ đã làm tương đối tốt công việc này.
- Trân trọng cảm ơn tiến sỹ!
Người dân cho rằng hiện tượng này có nguyên nhân do tình trạng khai thác vàng trái phép diễn ra phổ biến tại khu vực núi đá huyện Bắc Trà My.
Để làm rõ nguyên nhân gây nên trận động đất tại đây, phóng viên TTXVN đã trao đổi với tiến sỹ Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Phó Giám đốc Viện Vật lý địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
- Thưa tiến sỹ, xin ông cho biết cụ thể trận động đất 2,7 độ Richter xảy ra tại huyện Bắc Trà My vừa qua?
Tiến sỹ Lê Huy Minh: Theo số liệu từ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, rạng sáng 17/11, tại Trạm đo động đất Thừa Thiên-Huế, cách khu vực Bắc Trà My khoảng 130km đã đo được một trận động đất 2,7 độ Richter với chấn tiêu ở mức 3km. Do chấn tiêu quá nông nên đã phát ra tiếng nổ lớn.
Sau khi xem xét các yếu tố, chúng tôi xác định đây là một trận động đất kích thích do những yếu tố nhân tạo. Theo tôi, nạn đào vàng chỉ gây ra các hiện tượng sụt lún, sạt lở đất và rung động rất nhẹ chứ không thể xảy ra một trận động đất. Bởi về nguyên tắc, động đất xảy ra theo một quá trình giải phóng năng lượng sâu trong lòng đất.
- Vậy nguyên nhân nào có thể gây ra những trận động đất kích thích?
Tiến sỹ Lê Huy Minh: Những trận động đất kích thích xảy ra khi có những yếu tố nhân tạo tác động vào lớp vỏ trái đất. Những trận động đất này thường có chấn tiêu khá nông. Những yếu tố nhân tạo có thể là do có đứt gãy nhỏ ở hồ chứa nước công trình thủy điện, nước ở hồ thấm vào đới đứt gãy này làm thay đổi ứng suất vỏ trái đất của khu vực đó nên xảy ra động đất kích thích.
Cũng có một số ý kiến cho rằng tình trạng khai thác dầu khí quá nhiều tại khu vực thềm lục địa phía Nam cũng khiến lòng đất rỗng ra, gây nên hiện tượng động đất kích thích. Tuy vậy, đến nay chưa có bằng chứng xác thực có xảy ra động đất do tình trạng khai thác dầu khí quá nhiều tại các thềm lục địa, trong khi hiện tượng tích nước ở hồ thủy điện gây động đất kích thích đã ghi nhận được ở rất nhiều nơi trên thế giới.
- Tại Việt Nam đã có trường hợp động đất kích thích nào được ghi nhận và nghiên cứu chưa?
Tiến sỹ Lê Huy Minh: Trong thời gian từ năm 1992-2007, Viện Vật lý địa cầu đã thực hiện đề tài nghiên cứu mang tên “Cơ sở dữ liệu cho các giải pháp giảm nhẹ hậu quả động đất ở Việt Nam,” trong đó có nội dung nghiên cứu hiện tượng động đất ở khu vực Công trình thủy điện Hòa Bình, nhằm đánh giá ổn định của công trình thủy điện này và rút kinh nghiệm cho những công trình thủy điện khác.
Trong đề tài này, các nhà khoa học đã đánh giá và kết luận việc tích nước và hoạt động của hồ chứa gây biến động lớn đối với chế độ động đất của công trình thủy điện Hòa Bình, làm tăng độ hoạt động động đất, kích thích việc phát sinh những trận động đất mạnh có thể cảm thấy.
Vấn đề “động đất kích thích” tại hồ thủy điện Sơn La cũng đang được Viện Vật lý địa cầu tiến hành điều tra khảo sát từ hơn 3 năm nay. Kết quả sơ bộ cho thấy các nhà khoa học đã ghi nhận được có những trận động đất kích thích cấp độ rất nhẹ xảy ra tại khu vực lòng hồ, nơi gần khu vực có đứt gãy sau khi tích nước vào hồ chứa.
- Hiện tượng động đất kích thích gây nguy hiểm như thế nào đối với các công trình thủy điện?
Tiến sỹ Lê Huy Minh: Khi thiết kế xây dựng các công trình thủy điện, đặc biệt là các công trình lớn như Hòa Bình, Sơn La…, Cơ quan thiết kế đã tính toán một mức độ kháng chấn, để công trình có thể chịu được những trận động đất ở cấp độ cực đại ảnh hưởng đến khu vực đó.
Ví dụ, theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, tại khu vực Công trình Thủy điện Sơn La có thể xuất hiện động đất cấp 9 (theo thang 12 cấp). Dựa trên nghiên cứu này, các nhà xây dựng Công trình Thủy điện Sơn La đã thiết kế và xây dựng công trình này với độ kháng chấn cấp 10, đảm bảo an toàn cho khu vực thủy điện.
Một lưu ý đối với động đất kích thích là loại động đất này không thể có cấp độ lớn hơn động đất tự nhiên được dự báo tại khu vực đó.
Quan điểm nghiên cứu khoa học ngày nay cho rằng động đất tự nhiên xảy ra do tích lũy năng lượng sâu trong lòng đất. Nếu có sự thay đổi ứng suất tại khu vực vỏ trái đất có đứt gãy sẽ làm đẩy nhanh quá trình giải phóng năng lượng trong lòng đất, gây ra động đất ở cấp độ nhỏ.
Viện Vật lý địa cầu đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khảo sát vấn đề động đất tại Việt Nam. Theo tôi, khi xây dựng các công trình thủy điện, các nhà thiết kế đã nghiên cứu rất kỹ càng và tỉ mỉ những nguy cơ về thiên tai có thể xảy ra, nhằm đưa ra phương án xây dựng an toàn nhất cho công trình và họ đã làm tương đối tốt công việc này.
- Trân trọng cảm ơn tiến sỹ!
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)