Trong phiên giao dịch ngày 1/11 tại thị trường châu Á, đồng euro sụt giá so với hầu hết các loại tiền tệ chủ chốt khác, do những lo ngại ngày càng gia tăng về cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và các số liệu yếu kém trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3817 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,3851 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (31/10) tại New York. Đồng tiền chung châu Âu cũng mất giá so với đồng yen của Nhật Bản, khi giảm từ 108,34 yen/euro để chốt ở mức 107,95 yen/euro.
Trong khi đó, tỷ giá giữa hai đồng nội tệ của Mỹ và Nhật Bản hầu như không biến động so với phiên giao dịch trước tại Mỹ, đứng ở mức 78,11 yen/USD, song lại giảm so với mức 79 yen/USD của phiên giao dịch ngày 31/10 tại Tokyo, sau khi Chính phủ Nhật Bản quyết định can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng cách bán ra một lượng không xác định đồng yen.
Đây là đợt bán đồng nội tệ lần đầu tiên kể từ tháng 8/2011 và là lần thứ ba trong năm nay của Chính phủ đất nước “Mặt Trời mọc," nhằm hạ nhiệt tỷ giá đồng yen, mối đe dọa tới hoạt động xuất khẩu của nước này.
[Mỹ ủng hộ những nỗ lực giải quyết nợ tại châu Âu]
Giới đầu tư vừa nguôi ngoai phần nào về tình hình kinh tế thế giới với hy vọng cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu sẽ sớm tìm ra lối thoát, sau khi lãnh đạo các nước châu Âu tham gia cuộc họp lần hai của Hội nghị Thượng đỉnh EU vào cuối tuần trước đã thông qua gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp và nhất trí mở rộng Quỹ bình ổn tài chính châu Âu.
Tuy nhiên, tâm lý này chưa kéo dài được bao lâu thì những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ đã xuất hiện dồn dập trở lại, do MF Global, công ty môi giới các hợp đồng tương lai, đã trở thành "nạn nhân" Mỹ đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone, sau khi hãng này đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 31/10. Thông tin này đã làm “chao đảo” các thị trường chứng khoán toàn cầu và khiến tỷ giá của đồng euro sụt giảm, bởi MF Global từng đầu tư rất nhiều vào trái phiếu chính phủ của châu Âu.
Trong khi đó, tại Hy Lạp, Thủ tướng George Papandreou đang kêu gọi tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm và trưng cầu ý dân về gói cứu trợ thứ hai của EU dành cho Athens, đã được đưa ra trong cuộc họp lần hai của Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 27/10. Động thái này được coi là một “canh bạc” chính trị nhằm “xoa dịu” sự phản đối ngày càng gia tăng đối với các chính sách của ông Papandreou và khiến tâm lý của giới kinh doanh trở nên “hoang mang” hơn.
Bên cạnh đó, đồng tiền chung châu Âu cũng chịu sức ép giảm giá sau khi báo cáo mới đây của Chính phủ Trung Quốc đã chỉ ra rằng chỉ số quản lý thu mua (PMI) của nước này trong tháng 10/2011 đã giảm lần đầu tiên trong vòng ba tháng qua, cho thấy hoạt động sản xuất của nước này đang có xu hướng chậm lại, kết quả của một loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Bắc Kinh và tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu.
Cũng trong phiên 1/11, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền châu Á, tăng so với đồng Đài tệ của Đài Loan, đồng won của Hàn Quốc, SGD của Xingapo và baht của Thái Lan, trong khi lại giảm so với đồng rupiah của Indonesia và peso của Philippines./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3817 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,3851 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (31/10) tại New York. Đồng tiền chung châu Âu cũng mất giá so với đồng yen của Nhật Bản, khi giảm từ 108,34 yen/euro để chốt ở mức 107,95 yen/euro.
Trong khi đó, tỷ giá giữa hai đồng nội tệ của Mỹ và Nhật Bản hầu như không biến động so với phiên giao dịch trước tại Mỹ, đứng ở mức 78,11 yen/USD, song lại giảm so với mức 79 yen/USD của phiên giao dịch ngày 31/10 tại Tokyo, sau khi Chính phủ Nhật Bản quyết định can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng cách bán ra một lượng không xác định đồng yen.
Đây là đợt bán đồng nội tệ lần đầu tiên kể từ tháng 8/2011 và là lần thứ ba trong năm nay của Chính phủ đất nước “Mặt Trời mọc," nhằm hạ nhiệt tỷ giá đồng yen, mối đe dọa tới hoạt động xuất khẩu của nước này.
[Mỹ ủng hộ những nỗ lực giải quyết nợ tại châu Âu]
Giới đầu tư vừa nguôi ngoai phần nào về tình hình kinh tế thế giới với hy vọng cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu sẽ sớm tìm ra lối thoát, sau khi lãnh đạo các nước châu Âu tham gia cuộc họp lần hai của Hội nghị Thượng đỉnh EU vào cuối tuần trước đã thông qua gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp và nhất trí mở rộng Quỹ bình ổn tài chính châu Âu.
Tuy nhiên, tâm lý này chưa kéo dài được bao lâu thì những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ đã xuất hiện dồn dập trở lại, do MF Global, công ty môi giới các hợp đồng tương lai, đã trở thành "nạn nhân" Mỹ đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone, sau khi hãng này đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 31/10. Thông tin này đã làm “chao đảo” các thị trường chứng khoán toàn cầu và khiến tỷ giá của đồng euro sụt giảm, bởi MF Global từng đầu tư rất nhiều vào trái phiếu chính phủ của châu Âu.
Trong khi đó, tại Hy Lạp, Thủ tướng George Papandreou đang kêu gọi tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm và trưng cầu ý dân về gói cứu trợ thứ hai của EU dành cho Athens, đã được đưa ra trong cuộc họp lần hai của Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 27/10. Động thái này được coi là một “canh bạc” chính trị nhằm “xoa dịu” sự phản đối ngày càng gia tăng đối với các chính sách của ông Papandreou và khiến tâm lý của giới kinh doanh trở nên “hoang mang” hơn.
Bên cạnh đó, đồng tiền chung châu Âu cũng chịu sức ép giảm giá sau khi báo cáo mới đây của Chính phủ Trung Quốc đã chỉ ra rằng chỉ số quản lý thu mua (PMI) của nước này trong tháng 10/2011 đã giảm lần đầu tiên trong vòng ba tháng qua, cho thấy hoạt động sản xuất của nước này đang có xu hướng chậm lại, kết quả của một loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Bắc Kinh và tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu.
Cũng trong phiên 1/11, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền châu Á, tăng so với đồng Đài tệ của Đài Loan, đồng won của Hàn Quốc, SGD của Xingapo và baht của Thái Lan, trong khi lại giảm so với đồng rupiah của Indonesia và peso của Philippines./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)