Bất chấp nhiều nghi ngại, đồng euro đã "thoát hiểm" và tiếp tục tồn tại trong năm 2012 nhiều biến động. Tuy nhiên, đồng tiền chung châu Âu có thể đối mặt với một năm 2013 khó khăn nếu kinh tế khu vực này vẫn suy trầm.
Đồng euro mạnh lên đáng kể vào cuối năm sau khi Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) nhất trí giải ngân khoản cho vay cứu trợ tổng cộng 49,1 tỷ euro giúp Hy Lạp tránh nguy cơ vỡ nợ và khả năng phải rời khối. Đổi lại, Athens đưa ra những cam kết thực hiện các biện pháp khắc khổ, cải cách kinh tế và thắt chặt ngân sách hơn nữa nhằm đưa nợ về mức 124% GDP vào năm 2020.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đạt được tiến bộ trong việc phối hợp kinh tế và tài chính chặt chẽ hơn trong Eurozone, trong đó nổi bật là việc EU đạt được thỏa thuận tạo lập cơ quan giám sát chung cho các ngân hàng Eurozone, bước đi quan trọng đầu tiên tiến tới việc thành lập liên minh ngân hàng. Động thái này đã mang lại điều kiện tăng trưởng tốt hơn cho châu Âu.
Trong nhiều tháng trước đó, tất cả các nhà phân tích đều có thể nói đến khả năng Hy Lạp phải rời Eurozone cũng như tương lai của Eurozone. Standard and Poor's đã nâng mức xếp hạng nợ công của Hy Lạp dựa trên "quyết tâm" lớn của các nước thành viên Eurozone để giữ Hy Lạp ở lại.
Có lẽ bước ngoặt quan trọng là việc Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, Mario Draghi, đã đưa ra cam kết làm bất kỳ điều gì cần thiết để cứu đồng euro. Ngay sau đó, ECB tuyên bố sẽ mua nợ không giới hạn của bất kỳ nước thành viên Eurozone nào. Kết quả là chi phí đi vay giảm mạnh, đặc biệt là ở Tây Ban Nha và Italy - hai nước có thể tiếp bước Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha trong việc phải viện tới các gói cứu trợ đầy đủ.
Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm hầu như không có nhà phân tích nào còn nói tới việc Madrid là nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ Eurozone, trong bối cảnh các ngân hàng trong khu vực đang dần ổn định nhờ vào khoản cứu trợ khoảng 40 tỷ euro, thấp hơn nhiều so với dự báo.
Các nhà phân tích thuộc CM-CIC Securities nhận định triển vọng của Eurozone và đồng euro trong hai năm tới có vẻ đỡ bất ổn hơn, song điều gây quan ngại hơn cả xoay quanh việc triển khai cơ chế giám sát ngân hàng mới ở khu vực này.
Ngân hàng Barclays (Anh) cho rằng các cuộc đàm phán để tiến tới hội nhập chặt chẽ hơn trong Eurozone có thể là chủ đề nóng bỏng, trong đó những khác biệt sâu sắc mới nổi lên có nguy cơ tạo ra những căng thẳng mới trên các thị trường. Những bất ổn nổi bật trong năm tới là chính trị, với các cuộc bầu cử diễn ra ở Italy và Đức, trong khi tình hình ở Hy Lạp trong tình thế được ví là "kề lưỡi dao."
Triển vọng kinh tế Eurozone dường như vẫn bị mây đen che phủ, trong bối cảnh Eurozone suy thoái và dự báo sẽ tiếp tục chậm lại, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục 11,7%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha và Hy Lạp thậm chí còn lên tới ngưỡng 25%./.
Đồng euro mạnh lên đáng kể vào cuối năm sau khi Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) nhất trí giải ngân khoản cho vay cứu trợ tổng cộng 49,1 tỷ euro giúp Hy Lạp tránh nguy cơ vỡ nợ và khả năng phải rời khối. Đổi lại, Athens đưa ra những cam kết thực hiện các biện pháp khắc khổ, cải cách kinh tế và thắt chặt ngân sách hơn nữa nhằm đưa nợ về mức 124% GDP vào năm 2020.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đạt được tiến bộ trong việc phối hợp kinh tế và tài chính chặt chẽ hơn trong Eurozone, trong đó nổi bật là việc EU đạt được thỏa thuận tạo lập cơ quan giám sát chung cho các ngân hàng Eurozone, bước đi quan trọng đầu tiên tiến tới việc thành lập liên minh ngân hàng. Động thái này đã mang lại điều kiện tăng trưởng tốt hơn cho châu Âu.
Trong nhiều tháng trước đó, tất cả các nhà phân tích đều có thể nói đến khả năng Hy Lạp phải rời Eurozone cũng như tương lai của Eurozone. Standard and Poor's đã nâng mức xếp hạng nợ công của Hy Lạp dựa trên "quyết tâm" lớn của các nước thành viên Eurozone để giữ Hy Lạp ở lại.
Có lẽ bước ngoặt quan trọng là việc Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, Mario Draghi, đã đưa ra cam kết làm bất kỳ điều gì cần thiết để cứu đồng euro. Ngay sau đó, ECB tuyên bố sẽ mua nợ không giới hạn của bất kỳ nước thành viên Eurozone nào. Kết quả là chi phí đi vay giảm mạnh, đặc biệt là ở Tây Ban Nha và Italy - hai nước có thể tiếp bước Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha trong việc phải viện tới các gói cứu trợ đầy đủ.
Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm hầu như không có nhà phân tích nào còn nói tới việc Madrid là nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ Eurozone, trong bối cảnh các ngân hàng trong khu vực đang dần ổn định nhờ vào khoản cứu trợ khoảng 40 tỷ euro, thấp hơn nhiều so với dự báo.
Các nhà phân tích thuộc CM-CIC Securities nhận định triển vọng của Eurozone và đồng euro trong hai năm tới có vẻ đỡ bất ổn hơn, song điều gây quan ngại hơn cả xoay quanh việc triển khai cơ chế giám sát ngân hàng mới ở khu vực này.
Ngân hàng Barclays (Anh) cho rằng các cuộc đàm phán để tiến tới hội nhập chặt chẽ hơn trong Eurozone có thể là chủ đề nóng bỏng, trong đó những khác biệt sâu sắc mới nổi lên có nguy cơ tạo ra những căng thẳng mới trên các thị trường. Những bất ổn nổi bật trong năm tới là chính trị, với các cuộc bầu cử diễn ra ở Italy và Đức, trong khi tình hình ở Hy Lạp trong tình thế được ví là "kề lưỡi dao."
Triển vọng kinh tế Eurozone dường như vẫn bị mây đen che phủ, trong bối cảnh Eurozone suy thoái và dự báo sẽ tiếp tục chậm lại, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục 11,7%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha và Hy Lạp thậm chí còn lên tới ngưỡng 25%./.
Như Mai (TTXVN)