Đồng euro tiếp tục đà đi xuống trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch ngày 5/1 do các nhà đầu tư vẫn lo ngại về viễn cảnh u ám của khu vực Eurozone ngập trong nợ nần, với khả năng nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực này là Pháp có thể sẽ bị đánh tụt bậc xếp hạng tín nhiệm.
Trên thị trường Tokyo vào chiều cùng ngày, đồng tiền chung châu Âu lần lượt mất giá so với đồng USD và đồng yen, giảm xuống còn 1,2930 USD và 99,21 yen, so với 1,2941 USD và 99,28 yen vào lúc đóng cửa thị trường New York phiên hôm trước 4/1. Trong khi đó, đồng bạc xanh hầu như không đổi so với đồng yen, đứng quanh mức 76,72 yen/USD.
Các thị trường tiền tệ châu Á đang "đứng ngồi không yên" trước khả năng toàn bộ khu vực Eurozone có thể sẽ bị giáng mức xếp hạng tín nhiệm nợ công, ngay trước thời điểm diễn ra cuộc đấu thầu trái phiếu Chính phủ Pháp vào cuối ngày.
Theo giới phân tích, mặc dù các giải pháp mới đây của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã giúp hỗ trợ cho vấn đề thanh khoản của các ngân hàng châu Âu, song những vấn đề về cân bằng ngân sách thì vẫn còn nhiều khó khăn. Các chuyên gia về tiền tệ cho rằng, trong ngắn hạn, đồng euro có thể sẽ rơi trở lại mức thấp 1,2858 USD được lập vào ngày 29/12/2011 vừa qua, mặc dù có thể sẽ xảy ra một đợt mua bất ngờ đối với đồng tiền chung châu Âu.
Mặc dù so với những thành viên khác trong khu vực Eurozone như Italy chẳng hạn, nước Pháp hiện vẫn được hưởng lợi từ các mức lãi suất khá thấp đối với các trái phiếu của họ, song với cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng thì rất có thể tới đây sẽ đến lượt Pháp trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng nợ công này.
Sumino Kamei, nhà phân tích cấp cao thuộc Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, cho rằng đồng euro có thể sẽ kéo dài đà trượt giảm nếu cuộc đấu giá trái phiếu Pháp ngày 5/1 không thành công như mong đợi và theo bà, đồng euro có khả năng rơi xuống 1,2860 USD vào cuối phiên 5/1.
Bắt đầu bằng việc Hy Lạp phải nhận hỗ trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 5/2010, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu sau đó đã cuốn theo Ailen và Thổ Nhĩ Kỳ và hiện đang đe dọa Italy và Tây Ban Nha, làm lung lay toàn bộ 17 thành viên của khối Eurozone.
Hai nền kinh tế hàng đầu trong khu vực là Đức và Pháp cũng đã đi đầu trong những nỗ lực làm dịu đi cuộc khủng hoảng, hướng khu vực Eurozone tới việc chấp nhận các chính sách khắc khổ trong bối cảnh các chính phủ cố gắng bình ổn hóa các nền tài chính ốm yếu của họ.
Vào thứ Hai đầu tuần tới (9/1), Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ gặp Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozyy để bàn về những biện pháp hiệu quả hơn trong giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Trong phiên 5/1, đồng bạc xanh tăng, giảm trái chiều so với các đồng tiền châu Á, tăng so với các đồng tiền của Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan, song giảm so với đồng tiền của Indonesia và không thay đổi so với các đồng tiền của Singapore và Đài Loan./.
Trên thị trường Tokyo vào chiều cùng ngày, đồng tiền chung châu Âu lần lượt mất giá so với đồng USD và đồng yen, giảm xuống còn 1,2930 USD và 99,21 yen, so với 1,2941 USD và 99,28 yen vào lúc đóng cửa thị trường New York phiên hôm trước 4/1. Trong khi đó, đồng bạc xanh hầu như không đổi so với đồng yen, đứng quanh mức 76,72 yen/USD.
Các thị trường tiền tệ châu Á đang "đứng ngồi không yên" trước khả năng toàn bộ khu vực Eurozone có thể sẽ bị giáng mức xếp hạng tín nhiệm nợ công, ngay trước thời điểm diễn ra cuộc đấu thầu trái phiếu Chính phủ Pháp vào cuối ngày.
Theo giới phân tích, mặc dù các giải pháp mới đây của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã giúp hỗ trợ cho vấn đề thanh khoản của các ngân hàng châu Âu, song những vấn đề về cân bằng ngân sách thì vẫn còn nhiều khó khăn. Các chuyên gia về tiền tệ cho rằng, trong ngắn hạn, đồng euro có thể sẽ rơi trở lại mức thấp 1,2858 USD được lập vào ngày 29/12/2011 vừa qua, mặc dù có thể sẽ xảy ra một đợt mua bất ngờ đối với đồng tiền chung châu Âu.
Mặc dù so với những thành viên khác trong khu vực Eurozone như Italy chẳng hạn, nước Pháp hiện vẫn được hưởng lợi từ các mức lãi suất khá thấp đối với các trái phiếu của họ, song với cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng thì rất có thể tới đây sẽ đến lượt Pháp trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng nợ công này.
Sumino Kamei, nhà phân tích cấp cao thuộc Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, cho rằng đồng euro có thể sẽ kéo dài đà trượt giảm nếu cuộc đấu giá trái phiếu Pháp ngày 5/1 không thành công như mong đợi và theo bà, đồng euro có khả năng rơi xuống 1,2860 USD vào cuối phiên 5/1.
Bắt đầu bằng việc Hy Lạp phải nhận hỗ trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 5/2010, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu sau đó đã cuốn theo Ailen và Thổ Nhĩ Kỳ và hiện đang đe dọa Italy và Tây Ban Nha, làm lung lay toàn bộ 17 thành viên của khối Eurozone.
Hai nền kinh tế hàng đầu trong khu vực là Đức và Pháp cũng đã đi đầu trong những nỗ lực làm dịu đi cuộc khủng hoảng, hướng khu vực Eurozone tới việc chấp nhận các chính sách khắc khổ trong bối cảnh các chính phủ cố gắng bình ổn hóa các nền tài chính ốm yếu của họ.
Vào thứ Hai đầu tuần tới (9/1), Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ gặp Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozyy để bàn về những biện pháp hiệu quả hơn trong giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Trong phiên 5/1, đồng bạc xanh tăng, giảm trái chiều so với các đồng tiền châu Á, tăng so với các đồng tiền của Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan, song giảm so với đồng tiền của Indonesia và không thay đổi so với các đồng tiền của Singapore và Đài Loan./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)