Trong phiên giao dịch ngày 20/12, đồng euro và đồng USD biến động không đáng kể, do các nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước những nỗ lực nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công của giới chức châu Âu.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3011 USD đổi 1 euro, tăng nhẹ so với mức tương ứng 1,2996 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (19/12) tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng chỉ “nhích” chút ít so với đồng yen của Nhật Bản, giao dịch ở mức 101,48 yen/euro, so với mức 101,37 yen/euro phiên trước. Trong khi đó, đồng USD gần như vẫn đứng giá so với đồng nội tệ của Nhật Bản, giảm nhẹ từ mức 78,02 yen/USD xuống còn 77,97 yen/USD.
Mặc dù những lo ngại về sự bất ổn của thị trường sau cái chết của Chủ tịch nước CHDCND Triều Tiên đã dần lắng dịu, song các nhà đầu tư vẫn chưa hết hoang mang bởi cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng tại châu Âu đang đe dọa sẽ đẩy khu vực này rơi vào một cuộc suy thoái mới.
Osao Iizuka, người đứng đầu phòng giao dịch ngoại hối tại công ty Sumitomo Trust & Banking, cho biết thị trường vẫn còn hoài nghi về khả năng giải quyết khủng hoảng nợ của châu Âu, sau khi cuộc họp các bộ trưởng EU vừa diễn ra ngày 19/12 đã không đem lại kết quả như mong đợi.
Tại cuộc họp trực tuyến kéo dài 3 tiếng rưỡi này, Chủ tịch Eurozone Jean-Claude Juncker kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) và các đối tác lớn khác trên thế giới đóng góp cho những nỗ lực cứu trợ tài chính Eurozone thông qua Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Đề nghị trên được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu (EU) không thể thực hiện được mục tiêu huy động 200 tỷ euro vốn từ các nước thành viên cho IMF, trong đó Eurozone đóng góp 150 tỷ euro, để định chế này có tiền hỗ trợ những nước gặp khó khăn về tài chính.
Nguyên nhân khiến EU thất bại trong việc thực hiện mục tiêu trên là do Anh đã từ chối tham gia kế hoạch cứu trợ Eurozone cũng như việc sửa đổi Hiệp ước Lisbon vào Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 9/12 vừa qua.
Trong một diễn biến khác, Chính phủ Nhật Bản vừa cho biết sẽ thúc đẩy sự can thiệp vào thị trường tiền tệ nước này bằng cách bơm 30 nghìn tỷ yen (385 tỷ USD) vào thị trường, đánh dấu đợt bơm tiền lớn thứ hai của Chính phủ nước này trong nỗ lực nhằm kiềm chế tỷ giá đồng nội tệ đang có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các nhà xuất khẩu Nhật Bản, động lực chính thúc đẩy nền kinh tế nước này, liên tục phàn nàn rằng đồng yên mạnh sẽ làm cho sản phẩm của họ kém sức cạnh tranh hơn ở nước ngoài và làm suy giảm lợi nhuận./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3011 USD đổi 1 euro, tăng nhẹ so với mức tương ứng 1,2996 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (19/12) tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng chỉ “nhích” chút ít so với đồng yen của Nhật Bản, giao dịch ở mức 101,48 yen/euro, so với mức 101,37 yen/euro phiên trước. Trong khi đó, đồng USD gần như vẫn đứng giá so với đồng nội tệ của Nhật Bản, giảm nhẹ từ mức 78,02 yen/USD xuống còn 77,97 yen/USD.
Mặc dù những lo ngại về sự bất ổn của thị trường sau cái chết của Chủ tịch nước CHDCND Triều Tiên đã dần lắng dịu, song các nhà đầu tư vẫn chưa hết hoang mang bởi cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng tại châu Âu đang đe dọa sẽ đẩy khu vực này rơi vào một cuộc suy thoái mới.
Osao Iizuka, người đứng đầu phòng giao dịch ngoại hối tại công ty Sumitomo Trust & Banking, cho biết thị trường vẫn còn hoài nghi về khả năng giải quyết khủng hoảng nợ của châu Âu, sau khi cuộc họp các bộ trưởng EU vừa diễn ra ngày 19/12 đã không đem lại kết quả như mong đợi.
Tại cuộc họp trực tuyến kéo dài 3 tiếng rưỡi này, Chủ tịch Eurozone Jean-Claude Juncker kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) và các đối tác lớn khác trên thế giới đóng góp cho những nỗ lực cứu trợ tài chính Eurozone thông qua Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Đề nghị trên được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu (EU) không thể thực hiện được mục tiêu huy động 200 tỷ euro vốn từ các nước thành viên cho IMF, trong đó Eurozone đóng góp 150 tỷ euro, để định chế này có tiền hỗ trợ những nước gặp khó khăn về tài chính.
Nguyên nhân khiến EU thất bại trong việc thực hiện mục tiêu trên là do Anh đã từ chối tham gia kế hoạch cứu trợ Eurozone cũng như việc sửa đổi Hiệp ước Lisbon vào Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 9/12 vừa qua.
Trong một diễn biến khác, Chính phủ Nhật Bản vừa cho biết sẽ thúc đẩy sự can thiệp vào thị trường tiền tệ nước này bằng cách bơm 30 nghìn tỷ yen (385 tỷ USD) vào thị trường, đánh dấu đợt bơm tiền lớn thứ hai của Chính phủ nước này trong nỗ lực nhằm kiềm chế tỷ giá đồng nội tệ đang có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các nhà xuất khẩu Nhật Bản, động lực chính thúc đẩy nền kinh tế nước này, liên tục phàn nàn rằng đồng yên mạnh sẽ làm cho sản phẩm của họ kém sức cạnh tranh hơn ở nước ngoài và làm suy giảm lợi nhuận./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)