Trong phiên giao dịch ngày 22/11 tại thị trường châu Á, đồng euro và đồng USD đều tăng giá so với đồng yen của Nhật Bản, bất chấp những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu vẫn chưa lắng dịu, và sự thất bại của các nhà lập pháp Mỹ trong việc đưa ra một kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách trong năm tới.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 103,87 yen/euro, tăng nhẹ so với mức tương ứng 103,83 yen/euro vào cuối phiên hôm trước (21/11) tại New York. Tuy nhiên, đồng tiền chung châu Âu lại mất giá so với đồng USD, giảm từ mức 1,3494 USD/euro xuống còn 1,3480 USD/euro.
Trong khi đó, tỷ giá của “đồng bạc xanh” cũng đi lên so với đồng nội tệ của Nhật Bản, giao dịch ở mức 77,06 yen/USD, so với mức 76,94 yen/USD của phiên trước.
Phó T ổng giám đốc nhóm nghiên cứu ngoại hối của Ngân hàng Hachijuni, Nobuyoshi Kuroiwa cho rằng diễn biến của thị trường tiền tệ cho thấy phản ứng nhạy cảm của giới đầu tư đối với các báo cáo trái chiều về phát biểu mới đây của Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi.
Trong phiên điều trần tại quốc hội mới đây, Bộ trưởng Azumi đã bác bỏ ý kiến cho rằng Nhật Bản có thể mua một lượng lớn trái phiếu nước ngoài nhằm can thiệp vào thị trường tiền tệ trong nước. Đề xuất trên từng được cựu Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản Kazumasa Iwata đưa ra, kêu gọi Chính phủ thiết lập “Quỹ đồng yen ” có giá trị 50.000 tỷ yen nhằm mua cổ phiếu của nước ngoài, động thái này nhất thiết sẽ kéo theo việc bán ra đồng yen.
Ngoài ra, hoạt động giao dịch của giới đầu tư cũng trở nên thận trọng hơn do những thông tin tiêu cực về tình hình nợ công tại châu Âu, bất chấp việc Đảng bảo thủ của Tây Ban Nha đã chiến thắng trong cuộc bầu cử cuối tuần trước, nhóm lên hy vọng rằng chính phủ mới đắc cử sẽ đưa ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm giảm bớt gánh nặng nợ công tại nước này.
Trong khi đó, các nghị sỹ đứng đầu Ủy ban chuyên trách tại Quốc hội Mỹ về vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách cũng vừa tuyên bố ủy ban này đã không đạt được một thỏa thuận nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách vốn đang tăng nhanh của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thông tin này đã khiến các thị trường tài chính thất vọng và làm “lung lay’ niềm tin của giới kinh doanh vào một triển vọng tươi sáng của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã trấn an rằng việc ủy ban không đạt được một thỏa thuận đúng hạn (vào ngày 23/11) sẽ không ảnh hưởng lớn tới thị trường, bởi các nhà chức trách của Mỹ vẫn còn cả một năm để giải quyết vấn đề này.
Cũng trong phiên giao dịch 22/11, đồng USD đều tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á như đồng won của Hàn Quốc, SGD của Singapore, baht của Thái Lan, Đài tệ của Đài Loan và đồng rupiah của Indonesia. Tuy nhiên, “đồng bạc xanh” lại đứng giá so với đồng peso của Philippines./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 103,87 yen/euro, tăng nhẹ so với mức tương ứng 103,83 yen/euro vào cuối phiên hôm trước (21/11) tại New York. Tuy nhiên, đồng tiền chung châu Âu lại mất giá so với đồng USD, giảm từ mức 1,3494 USD/euro xuống còn 1,3480 USD/euro.
Trong khi đó, tỷ giá của “đồng bạc xanh” cũng đi lên so với đồng nội tệ của Nhật Bản, giao dịch ở mức 77,06 yen/USD, so với mức 76,94 yen/USD của phiên trước.
Phó T ổng giám đốc nhóm nghiên cứu ngoại hối của Ngân hàng Hachijuni, Nobuyoshi Kuroiwa cho rằng diễn biến của thị trường tiền tệ cho thấy phản ứng nhạy cảm của giới đầu tư đối với các báo cáo trái chiều về phát biểu mới đây của Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi.
Trong phiên điều trần tại quốc hội mới đây, Bộ trưởng Azumi đã bác bỏ ý kiến cho rằng Nhật Bản có thể mua một lượng lớn trái phiếu nước ngoài nhằm can thiệp vào thị trường tiền tệ trong nước. Đề xuất trên từng được cựu Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản Kazumasa Iwata đưa ra, kêu gọi Chính phủ thiết lập “Quỹ đồng yen ” có giá trị 50.000 tỷ yen nhằm mua cổ phiếu của nước ngoài, động thái này nhất thiết sẽ kéo theo việc bán ra đồng yen.
Ngoài ra, hoạt động giao dịch của giới đầu tư cũng trở nên thận trọng hơn do những thông tin tiêu cực về tình hình nợ công tại châu Âu, bất chấp việc Đảng bảo thủ của Tây Ban Nha đã chiến thắng trong cuộc bầu cử cuối tuần trước, nhóm lên hy vọng rằng chính phủ mới đắc cử sẽ đưa ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm giảm bớt gánh nặng nợ công tại nước này.
Trong khi đó, các nghị sỹ đứng đầu Ủy ban chuyên trách tại Quốc hội Mỹ về vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách cũng vừa tuyên bố ủy ban này đã không đạt được một thỏa thuận nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách vốn đang tăng nhanh của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thông tin này đã khiến các thị trường tài chính thất vọng và làm “lung lay’ niềm tin của giới kinh doanh vào một triển vọng tươi sáng của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã trấn an rằng việc ủy ban không đạt được một thỏa thuận đúng hạn (vào ngày 23/11) sẽ không ảnh hưởng lớn tới thị trường, bởi các nhà chức trách của Mỹ vẫn còn cả một năm để giải quyết vấn đề này.
Cũng trong phiên giao dịch 22/11, đồng USD đều tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á như đồng won của Hàn Quốc, SGD của Singapore, baht của Thái Lan, Đài tệ của Đài Loan và đồng rupiah của Indonesia. Tuy nhiên, “đồng bạc xanh” lại đứng giá so với đồng peso của Philippines./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)