Trong phiên giao dịch ngày 3/8 tại New York và London, đồng USD đã vượt mốc 1,32 USD trong khi đồng yen cũng thiết lập đỉnh trong năm 2010, trong bối cảnh đồng USD chịu áp lực lớn từ những lo ngại dai dẳng về triển vọng kinh tế Mỹ.
Kathy Lien thuộc công ty Global Forex Trading, nhận định: "Thêm một ngày nữa đồng nghĩa với việc có thêm một đợt bán tháo đồng USD. Với việc tình hình doanh số bán nhà Mỹ xấu đi và sự giảm sút trong đơn đặt hàng công nghiệp, đồng euro đã chạm mức cao nhất trong 3 tháng so với USD, khi vượt qua mốc 1,32 USD lên trao đổi ở mức 1 euro ăn 1,3262 USD."
Theo bà, các số liệu đáng thất vọng về tình hình kinh tế Mỹ đã dẫn đến sự mất giá của đồng USD và thổi bùng những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ phải nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa tại cuộc họp diễn ra trong tuần tới. Điều này có thể sẽ gây sức ép khiến đồng USD tiếp tục giảm giá so với euro và đồng yen.
Cuối phiên 3/8 tại London, đồng euro đã rời đỉnh xuống chốt ở mức 1,3227 USD song vẫn tăng so với 1,3179 USD lúc đóng cửa phiên trước tại New York. Trong khi đó, đồng USD cũng rơi mạnh so với yên Nhật xuống mức thấp nhất kể từ ngày 27/11/2009, khi có lúc chỉ đổi được 85,73 yen, trước khi phục hồi chút ít lên 85,91 yen, nhưng cũng không thể khôi phục mức 86,46 yen lúc kết thúc phiên 2/8.
Cùng ngày tại New York, đồng euro cũng tăng giá so với USD lên 1,3225 USD. Trong khi so với yen Nhật, đồng USD giảm từ 86,44 yên xuống 85,80 yen.
Đồng euro bên cạnh đó còn được hỗ trợ từ những kết quả tích cực của khu vực ngân hàng và các hoạt động kinh tế châu Âu. Các số liệu thông kế cho thấy hoạt động sản xuất chế tạo của Eurozone đang cải thiện, cùng với việc lợi nhuận của các ngân hàng HSBC và BNP Paribas tăng mạnh đang giúp tăng thêm sự lạc quan trong khu vực vốn bị rơi vào tình trạng đình trệ kể từ sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính Hy Lạp.
Trong khi đó, đồng USD chịu thêm sức ép giảm giá so với đồng yen trong bối cảnh các nhà chức trách Nhật Bản tỏ ra không có ý định can thiệp vào thị trường tiền tệ để bảo vệ khu vực xuất khẩu. Theo Michael Hewson thuộc CMC ở London, điều này cho thấy vào thời điểm hiện nay giới chức Nhật Bản vẫn đặt lòng tin vào đồng yen mạnh.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng không thể loại trừ khả năng Nhật Bản thực hiện một số hình thức can thiệp và điều đó có thể sẽ xảy ra nếu đồng USD giảm xuống dưới ngưỡng 85 yen, bởi khi đó lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật Bản hầu như không còn.
Ngày 4/8 tại châu Á, đồng USD tiếp tục đứng ở mức thấp nhất trong hơn tám tháng so với đồng yen, nhưng đã có dấu hiệu lên giá so với đồng euro. Tại Tokyo kết thúc phiên buổi chiều, đồng USD đổi được 85,62 yen, sau khi có lúc rơi xuống mức thấp 85,39 yen. Trong khi đó, đồng euro giảm từ 1,3225 USD xuống 1,3216 USD./.
Kathy Lien thuộc công ty Global Forex Trading, nhận định: "Thêm một ngày nữa đồng nghĩa với việc có thêm một đợt bán tháo đồng USD. Với việc tình hình doanh số bán nhà Mỹ xấu đi và sự giảm sút trong đơn đặt hàng công nghiệp, đồng euro đã chạm mức cao nhất trong 3 tháng so với USD, khi vượt qua mốc 1,32 USD lên trao đổi ở mức 1 euro ăn 1,3262 USD."
Theo bà, các số liệu đáng thất vọng về tình hình kinh tế Mỹ đã dẫn đến sự mất giá của đồng USD và thổi bùng những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ phải nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa tại cuộc họp diễn ra trong tuần tới. Điều này có thể sẽ gây sức ép khiến đồng USD tiếp tục giảm giá so với euro và đồng yen.
Cuối phiên 3/8 tại London, đồng euro đã rời đỉnh xuống chốt ở mức 1,3227 USD song vẫn tăng so với 1,3179 USD lúc đóng cửa phiên trước tại New York. Trong khi đó, đồng USD cũng rơi mạnh so với yên Nhật xuống mức thấp nhất kể từ ngày 27/11/2009, khi có lúc chỉ đổi được 85,73 yen, trước khi phục hồi chút ít lên 85,91 yen, nhưng cũng không thể khôi phục mức 86,46 yen lúc kết thúc phiên 2/8.
Cùng ngày tại New York, đồng euro cũng tăng giá so với USD lên 1,3225 USD. Trong khi so với yen Nhật, đồng USD giảm từ 86,44 yên xuống 85,80 yen.
Đồng euro bên cạnh đó còn được hỗ trợ từ những kết quả tích cực của khu vực ngân hàng và các hoạt động kinh tế châu Âu. Các số liệu thông kế cho thấy hoạt động sản xuất chế tạo của Eurozone đang cải thiện, cùng với việc lợi nhuận của các ngân hàng HSBC và BNP Paribas tăng mạnh đang giúp tăng thêm sự lạc quan trong khu vực vốn bị rơi vào tình trạng đình trệ kể từ sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính Hy Lạp.
Trong khi đó, đồng USD chịu thêm sức ép giảm giá so với đồng yen trong bối cảnh các nhà chức trách Nhật Bản tỏ ra không có ý định can thiệp vào thị trường tiền tệ để bảo vệ khu vực xuất khẩu. Theo Michael Hewson thuộc CMC ở London, điều này cho thấy vào thời điểm hiện nay giới chức Nhật Bản vẫn đặt lòng tin vào đồng yen mạnh.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng không thể loại trừ khả năng Nhật Bản thực hiện một số hình thức can thiệp và điều đó có thể sẽ xảy ra nếu đồng USD giảm xuống dưới ngưỡng 85 yen, bởi khi đó lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật Bản hầu như không còn.
Ngày 4/8 tại châu Á, đồng USD tiếp tục đứng ở mức thấp nhất trong hơn tám tháng so với đồng yen, nhưng đã có dấu hiệu lên giá so với đồng euro. Tại Tokyo kết thúc phiên buổi chiều, đồng USD đổi được 85,62 yen, sau khi có lúc rơi xuống mức thấp 85,39 yen. Trong khi đó, đồng euro giảm từ 1,3225 USD xuống 1,3216 USD./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)