Hai tuần sau những động thái đầu tiên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã bắt đầu đưa ra các cam kết lãi suất cho vay với mức thấp hơn nhiều so với một tháng trước đây để gỡ khó cho doanh nghiệp.
Đi đầu trong đợt giảm lãi suất này là các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
Cụ thể, Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank áp mức lãi suất cho vay VND tối đa trong thời gian tới là 14,5%/năm đối với lãi suất trung và dài hạn, 14%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn. Riêng khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp mức lãi suất tối đa là 13%/năm.
Các ngân hàng thương mại cổ phần công bố mức cho vay cao hơn một chút, lên đến 16%.
Cụ thể, đối với cho vay ngắn hạn, DongA Bank công bố mức lãi suất tối đa là 15%/năm. Đặc biệt, lãi suất cho vay đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu và sản xuất kinh doanh là từ 12,6% đến 14,4%/năm. Đối với cho vay trung dài hạn, lãi suất là 15,6%/năm.
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội cũng vừa công bố lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vay sản xuất kinh doanh là 14%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xuất khẩu, hộ sản xuất cá nhân khu vực nông nghiệp, nông thôn là 13,5%/năm; lãi suất cho vay trung dài hạn thỏa thuận tối thiểu là 14,5%/năm; lãi suất cho vay tiêu dùng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán 16%/năm.
ABBank cũng đã xác lập một mặt bằng lãi suất cho vay thoả thuận mới ở mức 14-16%/năm, tùy vào đối tượng khách hàng. Đối tượng mà ABBank ưu tiên là các doanh nghiệp có quản trị tốt, các khoản vay tài trợ xuất khẩu, các khách hàng sản xuất kinh doanh các sản phẩm, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế.
ABBank cũng khẳng định sẽ thiết kế quy trình, thủ tục vay vốn ngắn gọn cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ cho vay; đồng thời hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu cạnh tranh của thị trường theo từng thời điểm. Ngoài ra, ABBank sẽ thiết kế một số sản phẩm riêng biệt và đặc thù, phù hợp với từng vùng miền (ví dụ như sản phẩm tài trợ vốn khai thác mỏ than ở Quảng Ninh hay phát triển cảng biển tại Hải Phòng).
Riêng Ngân hàng Quân đội (MB) lại phát một thông điệp đáng chú ý: “Với quan điểm hỗ trợ, chia sẻ và hợp tác với khách hàng kể cả trong những lúc khó khăn nhất, lãi suất cho vay của MB sẽ luôn đảm bảo thấp hơn 3% so với mặt bằng chung của thị trường.” Hiện mức lãi suất cho vay của MB quanh mức 13,7% - 14,5%/năm.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần qua, các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn VND phổ biến ở mức từ 14%-15%/năm, cá biệt có mức 16%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn VND giảm khoảng 1%/năm so với tuần trước.
Để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, theo đại diện nhiều ngân hàng, cả doanh nghiệp và ngân hàng cần thực hiện các giải pháp thiết thực và rõ ràng hơn từ cả hai phía. Riêng các doanh nghiệp, cần nâng cao năng lực, minh bạch về tài chính, có tình hình tài chính lành mạnh và thuyết phục được ngân hàng về hiệu quả kinh doanh./.
Đi đầu trong đợt giảm lãi suất này là các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
Cụ thể, Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank áp mức lãi suất cho vay VND tối đa trong thời gian tới là 14,5%/năm đối với lãi suất trung và dài hạn, 14%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn. Riêng khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp mức lãi suất tối đa là 13%/năm.
Các ngân hàng thương mại cổ phần công bố mức cho vay cao hơn một chút, lên đến 16%.
Cụ thể, đối với cho vay ngắn hạn, DongA Bank công bố mức lãi suất tối đa là 15%/năm. Đặc biệt, lãi suất cho vay đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu và sản xuất kinh doanh là từ 12,6% đến 14,4%/năm. Đối với cho vay trung dài hạn, lãi suất là 15,6%/năm.
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội cũng vừa công bố lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vay sản xuất kinh doanh là 14%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xuất khẩu, hộ sản xuất cá nhân khu vực nông nghiệp, nông thôn là 13,5%/năm; lãi suất cho vay trung dài hạn thỏa thuận tối thiểu là 14,5%/năm; lãi suất cho vay tiêu dùng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán 16%/năm.
ABBank cũng đã xác lập một mặt bằng lãi suất cho vay thoả thuận mới ở mức 14-16%/năm, tùy vào đối tượng khách hàng. Đối tượng mà ABBank ưu tiên là các doanh nghiệp có quản trị tốt, các khoản vay tài trợ xuất khẩu, các khách hàng sản xuất kinh doanh các sản phẩm, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế.
ABBank cũng khẳng định sẽ thiết kế quy trình, thủ tục vay vốn ngắn gọn cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ cho vay; đồng thời hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu cạnh tranh của thị trường theo từng thời điểm. Ngoài ra, ABBank sẽ thiết kế một số sản phẩm riêng biệt và đặc thù, phù hợp với từng vùng miền (ví dụ như sản phẩm tài trợ vốn khai thác mỏ than ở Quảng Ninh hay phát triển cảng biển tại Hải Phòng).
Riêng Ngân hàng Quân đội (MB) lại phát một thông điệp đáng chú ý: “Với quan điểm hỗ trợ, chia sẻ và hợp tác với khách hàng kể cả trong những lúc khó khăn nhất, lãi suất cho vay của MB sẽ luôn đảm bảo thấp hơn 3% so với mặt bằng chung của thị trường.” Hiện mức lãi suất cho vay của MB quanh mức 13,7% - 14,5%/năm.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần qua, các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn VND phổ biến ở mức từ 14%-15%/năm, cá biệt có mức 16%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn VND giảm khoảng 1%/năm so với tuần trước.
Để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, theo đại diện nhiều ngân hàng, cả doanh nghiệp và ngân hàng cần thực hiện các giải pháp thiết thực và rõ ràng hơn từ cả hai phía. Riêng các doanh nghiệp, cần nâng cao năng lực, minh bạch về tài chính, có tình hình tài chính lành mạnh và thuyết phục được ngân hàng về hiệu quả kinh doanh./.
Minh Thúy (Vietnam+)