Đồng franc Thụy Sĩ vẫn là nơi trú ẩn an toàn trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới do duy trì được sức mạnh của nền kinh tế, tuy nhiên, quốc gia này lại đang trở thành nạn nhân của chính sự thành công này.
Thư ký nhà nước thuộc bộ kinh tế Thụy Sĩ, ông Jean-Daniel Gerber, phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc họp cấp cao do Ban thư ký nhà nước về vấn đề kinh tế tổ chức cuối tuần qua, cho biết nếu đồng franc tiếp tục mạnh lên, nền kinh tế Thụy Sĩ sẽ gặp nhiều nguy cơ lớn.
Trong 12 tháng qua, đồng franc đã tăng 15% so với đồng euro và 10% so với USD. Tháng 12 năm 2009, 1 euro đổi được 1,5 franc, nay còn dưới 1,3 franc.
Nhiều biện pháp được đưa ra như ghìm giá đồng franc với giá đồng euro, bán vàng, tăng lạm phát, thực hiện lãi suất tiêu cực, hạn chế nguồn vốn vào, và trả lương bằng đồng euro cho những công nhân qua biên giới làm việc tại Thụy Sĩ. Tuy nhiên cuộc họp không đưa ra được biện pháp cụ thể nào nhằm ngăn chặn sự mạnh lên của đồng nội tệ.
Ông Gerber cho biết mới có duy nhất Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ (SNB) áp dụng biện pháp nhằm hạn chế sự tăng giá của đồng nội tệ. Quý 3/2010, SNB đã mua vào số lượng lớn đồng euro, nhưng sau đó phải dừng ngay do bị thiệt hại lên đến 21 tỷ franc tương đương 21,7 tỷ USD khi giao dịch.
Ngân hàng SNB ước tính bị thiệt hại tới 26 tỷ franc năm 2010, nhưng do giá vàng lên cao nên có thể sẽ giảm thiệt hại xuống còn khoảng 21 tỷ franc trong năm qua.
Đồng franc mạnh ảnh hưởng nặng nề tới các nhà xuất khẩu do hàng bán ra đắt. Công ty công nghiệp cơ khí điện Swissmen, xuất khẩu đạt 63 tỷ franc năm 2009 chủ yếu sang các nước khu vực đồng euro, cho biết hợp đồng sản xuất của công ty đang dần phục hồi sau khủng hoảng, nhưng họ chẳng thu được lợi nhuận gì do đồng franc lên giá.
Nhiều doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu bằng đồng ngoại tệ để cắt lỗ. Công ty thiết bị nhiệt độ và áp suất Rueger với 90% sản phẩm xuất khẩu cho biết để giảm lỗ, công ty đã mua nguyên vật liệu bằng đồng euro và USD, luôn giữ tiền ngoại tệ trong tài khoản, nhưng vẫn trả lương cho công nhân bằng đồng franc.
Công ty này cho biết có xu hướng các công ty thay việc mua nguyên liệu ở trong nước bằng việc di dời sản xuất sang các nước láng giềng nhằm giảm thiệt hại.
Người tiêu dùng hàng ngày qua biên giới mua hàng. Các công ty kinh doanh trong nước dùng đủ mọi chiêu khuyến mại nhưng không đủ thuyết phục vì hàng có giá rẻ hơn đang bày bán rất nhiều trong các siêu thị nước láng giềng./.
Thư ký nhà nước thuộc bộ kinh tế Thụy Sĩ, ông Jean-Daniel Gerber, phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc họp cấp cao do Ban thư ký nhà nước về vấn đề kinh tế tổ chức cuối tuần qua, cho biết nếu đồng franc tiếp tục mạnh lên, nền kinh tế Thụy Sĩ sẽ gặp nhiều nguy cơ lớn.
Trong 12 tháng qua, đồng franc đã tăng 15% so với đồng euro và 10% so với USD. Tháng 12 năm 2009, 1 euro đổi được 1,5 franc, nay còn dưới 1,3 franc.
Nhiều biện pháp được đưa ra như ghìm giá đồng franc với giá đồng euro, bán vàng, tăng lạm phát, thực hiện lãi suất tiêu cực, hạn chế nguồn vốn vào, và trả lương bằng đồng euro cho những công nhân qua biên giới làm việc tại Thụy Sĩ. Tuy nhiên cuộc họp không đưa ra được biện pháp cụ thể nào nhằm ngăn chặn sự mạnh lên của đồng nội tệ.
Ông Gerber cho biết mới có duy nhất Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ (SNB) áp dụng biện pháp nhằm hạn chế sự tăng giá của đồng nội tệ. Quý 3/2010, SNB đã mua vào số lượng lớn đồng euro, nhưng sau đó phải dừng ngay do bị thiệt hại lên đến 21 tỷ franc tương đương 21,7 tỷ USD khi giao dịch.
Ngân hàng SNB ước tính bị thiệt hại tới 26 tỷ franc năm 2010, nhưng do giá vàng lên cao nên có thể sẽ giảm thiệt hại xuống còn khoảng 21 tỷ franc trong năm qua.
Đồng franc mạnh ảnh hưởng nặng nề tới các nhà xuất khẩu do hàng bán ra đắt. Công ty công nghiệp cơ khí điện Swissmen, xuất khẩu đạt 63 tỷ franc năm 2009 chủ yếu sang các nước khu vực đồng euro, cho biết hợp đồng sản xuất của công ty đang dần phục hồi sau khủng hoảng, nhưng họ chẳng thu được lợi nhuận gì do đồng franc lên giá.
Nhiều doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu bằng đồng ngoại tệ để cắt lỗ. Công ty thiết bị nhiệt độ và áp suất Rueger với 90% sản phẩm xuất khẩu cho biết để giảm lỗ, công ty đã mua nguyên vật liệu bằng đồng euro và USD, luôn giữ tiền ngoại tệ trong tài khoản, nhưng vẫn trả lương cho công nhân bằng đồng franc.
Công ty này cho biết có xu hướng các công ty thay việc mua nguyên liệu ở trong nước bằng việc di dời sản xuất sang các nước láng giềng nhằm giảm thiệt hại.
Người tiêu dùng hàng ngày qua biên giới mua hàng. Các công ty kinh doanh trong nước dùng đủ mọi chiêu khuyến mại nhưng không đủ thuyết phục vì hàng có giá rẻ hơn đang bày bán rất nhiều trong các siêu thị nước láng giềng./.
Lê Thanh/Geneva (Vietnam+)