Trong bản tham thuận trình bày tại cuộc họp của các quan chức tài chính Nhóm 20 nền kinh tế công nghiệp hoá và đang phát triển diễn ra ngày 1/3 tại Seoul (Hàn Quốc), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng đợt giảm giá gần đây của đồng euro trên các thị trường ngoại hối đang đưa đồng tiền chung châu Âu trở lại với giá trị thực.
Vào đầu tháng 12/2009, khi đồng euro đứng ở mức trên 1,51USD, ông Jean-Claude Juncker, đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính của Eurozone, nhất trí với IMF rằng đồng euro đang bị đánh giá cao và cần được điều chỉnh lại.
Sau đó, cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp leo thang đã gây sức ép lớn lên đồng tiền này giữa những lo ngại những khó khăn của Athena có thể sẽ lan sang các nước khác ở Eurozone.
Tại New York, phiên 1/2, đồng euro đã giảm xuống 1,3556USD.
Theo IMF, đồng USD vẫn được đánh giá quá cao, nhưng nó đã tiến gần tới trạng thái cân bằng trong trung hạn.
IMF lưu ý một số nền kinh tế đang nổi tiếp tục phản đối việc nâng giá đồng nội tệ. Mặc dù điều này có thể là hợp lý trong một số trường hợp, nhưng nó cũng đang góp phần trì hoãn tiến trình tự do hóa chính sách tiền tệ và làm phức tạp quá trình tái cân bằng toàn cầu trong những lĩnh vực khác.
Đối với đồng yên Nhật, IMF cho rằng tỷ giá của đồng tiền này nhìn chung phù hợp với các điều kiện trung hạn, theo sau đợt lên giá từ cuối năm 2008. Còn đồng NDT của Trung Quốc lại đang xuống giá cùng với USD và về cơ bản đang bị đánh giá thấp so với triển vọng trung hạn./.
Vào đầu tháng 12/2009, khi đồng euro đứng ở mức trên 1,51USD, ông Jean-Claude Juncker, đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính của Eurozone, nhất trí với IMF rằng đồng euro đang bị đánh giá cao và cần được điều chỉnh lại.
Sau đó, cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp leo thang đã gây sức ép lớn lên đồng tiền này giữa những lo ngại những khó khăn của Athena có thể sẽ lan sang các nước khác ở Eurozone.
Tại New York, phiên 1/2, đồng euro đã giảm xuống 1,3556USD.
Theo IMF, đồng USD vẫn được đánh giá quá cao, nhưng nó đã tiến gần tới trạng thái cân bằng trong trung hạn.
IMF lưu ý một số nền kinh tế đang nổi tiếp tục phản đối việc nâng giá đồng nội tệ. Mặc dù điều này có thể là hợp lý trong một số trường hợp, nhưng nó cũng đang góp phần trì hoãn tiến trình tự do hóa chính sách tiền tệ và làm phức tạp quá trình tái cân bằng toàn cầu trong những lĩnh vực khác.
Đối với đồng yên Nhật, IMF cho rằng tỷ giá của đồng tiền này nhìn chung phù hợp với các điều kiện trung hạn, theo sau đợt lên giá từ cuối năm 2008. Còn đồng NDT của Trung Quốc lại đang xuống giá cùng với USD và về cơ bản đang bị đánh giá thấp so với triển vọng trung hạn./.
Phương Thảo (Vietnam+)