Chuyên gia phân tích tiền tệ hàng đầu của Mỹ Scott Boyd cho rằng đồng USD đã phải trải qua một năm sóng gió vào năm 2010 và năm 2011 có thể vẫn sẽ là một năm bất ổn đối với "đồng bạc xanh."
Đồng bạc xanh bất ổn là do lo ngại về các khoản nợ của châu Âu, chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và khả năng tạo việc làm tại thị trường lớn nhất thế giới này.
Ông Boyd cho rằng mặc dù đã có tiến bộ trong việc cải thiện nền kinh tế toàn cầu trong năm 2010, nhưng châu Âu vẫn chịu sức ép kinh tế và không nhà đầu tư nào muốn giữ tiền euro vào lúc này, vì sợ rằng nếu một làn sóng tin đồn về phá sản lại nổ ra, giá trị của đồng euro so với đồng USD sẽ còn thấp hơn mức của tháng 6/2010, thấp nhất trong vòng bốn năm qua, khi nền kinh tế Hy Lạp gần như sụp đổ.
Điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư, bao gồm các cá nhân riêng lẻ và cả các ngân hàng trung ương chọn bến đỗ an toàn hơn, đó là đồng USD. Hiện tại, Trung Quốc và Nga đang nắm khối tài sản của Mỹ trị giá gần 2.000 tỷ USD.
Ông Boyd cho biết ngoài rủi ro của châu Âu, một số yếu tố trong nước Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng tới giá trị của đồng USD trong 12 tháng tới.
Các nhà phân tích tài chính của Mỹ nhận định rằng lãi suất ngân hàng từ 0-0,25% mà FED áp dụng để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực trong năm 2011, có thể là trong cả năm.
Ngoài việc áp dụng lãi suất thấp kỷ lục, gần bằng 0%, FED vừa mới bắt đầu chương trình nới lỏng định lượng bằng cách mua tài sản do các ngân hàng nắm giữ trị giá 600 tỷ USD để tăng nguồn cung tiền mặt cho nền kinh tế.
Ông Boyd cũng dự báo rằng các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục đưa ra thêm nhiều biện pháp mới sau chương trình nói trên. Lãi suất thấp và tính thanh khoản tăng sẽ tạo thành làn sóng cho vay của ngân hàng và chi tiêu mạnh của người tiêu dùng, điều này sẽ làm cho đồng USD mất giá.
Theo ông Boyd, yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới "trò chơi USD" là việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của tháng 11/2010 tăng lên 9,8%, thấp hơn viễn cảnh xấu nhất mà FED dự báo từ đầu năm 2010, song vẫn ảnh hưởng xấu tới sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, vào giai đoạn bất ổn về tài chính thì việc chọn đồng USD làm nơi trú ẩn vẫn là cách nhiều người lựa chọn. Nhu cầu tăng sẽ là nguồn hỗ trợ bổ sung để giá đồng USD tăng trong năm 2011 và hy vọng này có vẻ vẫn khả quan hơn so với năm 2010./.
Đồng bạc xanh bất ổn là do lo ngại về các khoản nợ của châu Âu, chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và khả năng tạo việc làm tại thị trường lớn nhất thế giới này.
Ông Boyd cho rằng mặc dù đã có tiến bộ trong việc cải thiện nền kinh tế toàn cầu trong năm 2010, nhưng châu Âu vẫn chịu sức ép kinh tế và không nhà đầu tư nào muốn giữ tiền euro vào lúc này, vì sợ rằng nếu một làn sóng tin đồn về phá sản lại nổ ra, giá trị của đồng euro so với đồng USD sẽ còn thấp hơn mức của tháng 6/2010, thấp nhất trong vòng bốn năm qua, khi nền kinh tế Hy Lạp gần như sụp đổ.
Điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư, bao gồm các cá nhân riêng lẻ và cả các ngân hàng trung ương chọn bến đỗ an toàn hơn, đó là đồng USD. Hiện tại, Trung Quốc và Nga đang nắm khối tài sản của Mỹ trị giá gần 2.000 tỷ USD.
Ông Boyd cho biết ngoài rủi ro của châu Âu, một số yếu tố trong nước Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng tới giá trị của đồng USD trong 12 tháng tới.
Các nhà phân tích tài chính của Mỹ nhận định rằng lãi suất ngân hàng từ 0-0,25% mà FED áp dụng để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực trong năm 2011, có thể là trong cả năm.
Ngoài việc áp dụng lãi suất thấp kỷ lục, gần bằng 0%, FED vừa mới bắt đầu chương trình nới lỏng định lượng bằng cách mua tài sản do các ngân hàng nắm giữ trị giá 600 tỷ USD để tăng nguồn cung tiền mặt cho nền kinh tế.
Ông Boyd cũng dự báo rằng các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục đưa ra thêm nhiều biện pháp mới sau chương trình nói trên. Lãi suất thấp và tính thanh khoản tăng sẽ tạo thành làn sóng cho vay của ngân hàng và chi tiêu mạnh của người tiêu dùng, điều này sẽ làm cho đồng USD mất giá.
Theo ông Boyd, yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới "trò chơi USD" là việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của tháng 11/2010 tăng lên 9,8%, thấp hơn viễn cảnh xấu nhất mà FED dự báo từ đầu năm 2010, song vẫn ảnh hưởng xấu tới sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, vào giai đoạn bất ổn về tài chính thì việc chọn đồng USD làm nơi trú ẩn vẫn là cách nhiều người lựa chọn. Nhu cầu tăng sẽ là nguồn hỗ trợ bổ sung để giá đồng USD tăng trong năm 2011 và hy vọng này có vẻ vẫn khả quan hơn so với năm 2010./.
Kim Yến (TTXVN/Vietnam+)