Các tỉnh Tây Nguyên với diện tích rừng núi rộng lớn, là địa bàn tập trung động vật hoang dã phong phú và giàu có nhất cả nước, trong đó có những loài quý hiếm được xếp vào danh sách bảo vệ của thế giới.
Tuy nhiên, suốt thời gian dài tình trạng săn bắt chim thú liên tục xảy ra, làm cho số lượng giảm đáng kể, có một số loài đặc biệt quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Loại bò xám là động vật cực kỳ quý với số lượng ít ỏi ở Đông Dương. Trước đây loại động vật này sống phổ biến trong rừng Yok Don (Đắk Lắk) và Chư Mom Ray (Kon Tum) nhưng ngày nay không còn. Loại heo vòi sau ngày giải phóng vẫn thấy xuất hiện tại khu rừng Chư Mom Ray, nhưng đến nay đã bị tuyệt chủng.
Nai Cà tong trước đây sống khá phổ biến ở nhiều khu rừng, nay cũng biến mất khỏi Gia Lai và Kon Tum. Ở Đắk Lắk, nai Cà tong chỉ còn số cá thể rất ít và số phận của loài động vật này đang tiếp tục bị đe dọa và cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Các loại chim quý như công, trĩ sao, gà lôi hồng tía, gà tiền, cao cát đã bị săn bắt nhiều. Một số loài hiện này không thấy xuất hiện ở các khu rừng nguyên sinh. Do tác động của con người và rừng bị thu hẹp, môi trường sống bị biến đổi, nhiều loài chim và động vật hoang dã đã di cư đến nơi khác.
Tuy nhiên số đàn chim ít ỏi còn lại vẫn tiếp tục bị đe dọa. Nhiều năm nay, các nhà hàng, quán ăn ở các tỉnh Tây Nguyên kinh doanh nhiều món ăn đặc sản như thịt nhím, nai, bò rừng, heo rừng, cầy cáo, chồn, kỳ đà, kỳ tôm (họ kỳ đà, tắc kè) gà rừng, chim gáy và một số loại cá lăng, cá mõm trâu, cá bống tượng…
Hám lợi trước mắt, nhiều tay súng vẫn thường xuyên vào rừng săn trộm các loại động vật hoang dã để cung cấp thực phẩm rừng tươi sống cho các nhà hàng, quán ăn, nhưng các cơ quan bảo vệ vẫn không xử lý được./.
Tuy nhiên, suốt thời gian dài tình trạng săn bắt chim thú liên tục xảy ra, làm cho số lượng giảm đáng kể, có một số loài đặc biệt quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Loại bò xám là động vật cực kỳ quý với số lượng ít ỏi ở Đông Dương. Trước đây loại động vật này sống phổ biến trong rừng Yok Don (Đắk Lắk) và Chư Mom Ray (Kon Tum) nhưng ngày nay không còn. Loại heo vòi sau ngày giải phóng vẫn thấy xuất hiện tại khu rừng Chư Mom Ray, nhưng đến nay đã bị tuyệt chủng.
Nai Cà tong trước đây sống khá phổ biến ở nhiều khu rừng, nay cũng biến mất khỏi Gia Lai và Kon Tum. Ở Đắk Lắk, nai Cà tong chỉ còn số cá thể rất ít và số phận của loài động vật này đang tiếp tục bị đe dọa và cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Các loại chim quý như công, trĩ sao, gà lôi hồng tía, gà tiền, cao cát đã bị săn bắt nhiều. Một số loài hiện này không thấy xuất hiện ở các khu rừng nguyên sinh. Do tác động của con người và rừng bị thu hẹp, môi trường sống bị biến đổi, nhiều loài chim và động vật hoang dã đã di cư đến nơi khác.
Tuy nhiên số đàn chim ít ỏi còn lại vẫn tiếp tục bị đe dọa. Nhiều năm nay, các nhà hàng, quán ăn ở các tỉnh Tây Nguyên kinh doanh nhiều món ăn đặc sản như thịt nhím, nai, bò rừng, heo rừng, cầy cáo, chồn, kỳ đà, kỳ tôm (họ kỳ đà, tắc kè) gà rừng, chim gáy và một số loại cá lăng, cá mõm trâu, cá bống tượng…
Hám lợi trước mắt, nhiều tay súng vẫn thường xuyên vào rừng săn trộm các loại động vật hoang dã để cung cấp thực phẩm rừng tươi sống cho các nhà hàng, quán ăn, nhưng các cơ quan bảo vệ vẫn không xử lý được./.
Nguyễn Tiên Tri (TTXVN/Vietnam+)