Trong phiên giao dịch ngày 22/1 tại thị trường châu Á, tỷ giá đồng yen dao động ngược chiều so với cả đồng USD và đồng euro, sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vừa qua với quyết định giữ mục tiêu lạm phát của Nhật Bản ở mức 2%, theo đề xuất của Chính phủ mới.
BoJ đồng thời tuyên bố sẽ triển khai một chương trình nới lỏng tiền tệ không giới hạn nhằm thúc đẩy sức tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng yen được giao dịch ở mức 89,32 yen đổi 1 euro, tăng so với mức tương ứng 89,50 yen/USD vào cuối phiên hôm trước (21/11) tại thị trường châu Âu.
Tuy nhiên, đồng nội tệ Nhật Bản lại mất giá so với đồng euro, giảm từ mức 119,20 yen/euro xuống còn 119,26 yen/euro.
Đồng tiền chung châu Âu lại giảm giá so với "đồng bạc xanh", đứng ở mức 1,3354 USD/euro, so với mức 1,3320 USD/euro trong phiên trước.
Khép lại cuộc họp chính sách mới nhất, BoJ đã cam kết sẽ theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2% sớm nhất có thể.
Ngân hàng này cũng kêu gọi Chính phủ thực hiện chắc chắn các biện pháp được nêu cụ thể trong tuyen bố chung, như tiến hành cải cách pháp luật và cơ chế, ngoài ra cần thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp nhằm thành lập một cơ cấu tài chính bền vững.
Để bơm thêm tiền vào thị trường tài chính, BoJ đã quyết định chấp nhận các biện pháp nới lỏng không giới hạn giống các biện pháp của Cục dự trữ liên bang Mỹ, như mua trái phiếu chính phủ và các tài sản tài chính tương đối an toàn khác từ các tổ chức tài chính mà không đặt ra thời hạn chót.
Đây là lần đầu tiên trong 9 năm qua BoJ đã hành động để các điều kiện tài chính trở nên phù hợp hơn trong 2 cuộc họp chính sách liên tiếp.
Tháng 12/2012, BoJ đã mở rộng chương trình mua tài sản thêm 10.000 tỷ yen, lên 101.000 tỷ yen.
Trong khi đó, đồng USD lại nhận được sự hậu thuẫn từ thông tin mới đây cho hay các nhà lãnh đạo của phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã lên kế hoạch bỏ phiếu thông qua dự luật gia hạn trần nợ công thêm 3 tháng, tới ngày 19/5 tới.
Ủy ban các quy tắc Hạ viện vừa cho biết dự luật này nhằm bảo đảm việc thanh toán đầy đủ và kịp thời các khoản nợ của Chính phủ Mỹ cho tới ngày 19/5.
Đây được coi là một bước đi chiến lược của các nghị sĩ đảng Cộng hòa nhằm tránh một cuộc chiến về mức trần nợ công và chuyển đàm phán về cắt giảm chi tiêu hướng tới các thời hạn chót tài chính khác, buộc Thượng viện (hiện do đảng Dân chủ kiểm soát) cân nhắc các kế hoạch giảm thâm hụt để thông qua dự thảo ngân sách vào ngày 15/4 tới.
Đóng cửa phiên này, "đồng bạc xanh" cũng tăng giảm bất nhất so với các đồng tiền chủ chốt của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giảm so với đồng SGD của Singapore, rupiah của Indonesia, rupee của Ấn Độ và peso của Philippines, song lại tăng so với các đồng nội tệ của Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan./.
BoJ đồng thời tuyên bố sẽ triển khai một chương trình nới lỏng tiền tệ không giới hạn nhằm thúc đẩy sức tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng yen được giao dịch ở mức 89,32 yen đổi 1 euro, tăng so với mức tương ứng 89,50 yen/USD vào cuối phiên hôm trước (21/11) tại thị trường châu Âu.
Tuy nhiên, đồng nội tệ Nhật Bản lại mất giá so với đồng euro, giảm từ mức 119,20 yen/euro xuống còn 119,26 yen/euro.
Đồng tiền chung châu Âu lại giảm giá so với "đồng bạc xanh", đứng ở mức 1,3354 USD/euro, so với mức 1,3320 USD/euro trong phiên trước.
Khép lại cuộc họp chính sách mới nhất, BoJ đã cam kết sẽ theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2% sớm nhất có thể.
Ngân hàng này cũng kêu gọi Chính phủ thực hiện chắc chắn các biện pháp được nêu cụ thể trong tuyen bố chung, như tiến hành cải cách pháp luật và cơ chế, ngoài ra cần thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp nhằm thành lập một cơ cấu tài chính bền vững.
Để bơm thêm tiền vào thị trường tài chính, BoJ đã quyết định chấp nhận các biện pháp nới lỏng không giới hạn giống các biện pháp của Cục dự trữ liên bang Mỹ, như mua trái phiếu chính phủ và các tài sản tài chính tương đối an toàn khác từ các tổ chức tài chính mà không đặt ra thời hạn chót.
Đây là lần đầu tiên trong 9 năm qua BoJ đã hành động để các điều kiện tài chính trở nên phù hợp hơn trong 2 cuộc họp chính sách liên tiếp.
Tháng 12/2012, BoJ đã mở rộng chương trình mua tài sản thêm 10.000 tỷ yen, lên 101.000 tỷ yen.
Trong khi đó, đồng USD lại nhận được sự hậu thuẫn từ thông tin mới đây cho hay các nhà lãnh đạo của phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã lên kế hoạch bỏ phiếu thông qua dự luật gia hạn trần nợ công thêm 3 tháng, tới ngày 19/5 tới.
Ủy ban các quy tắc Hạ viện vừa cho biết dự luật này nhằm bảo đảm việc thanh toán đầy đủ và kịp thời các khoản nợ của Chính phủ Mỹ cho tới ngày 19/5.
Đây được coi là một bước đi chiến lược của các nghị sĩ đảng Cộng hòa nhằm tránh một cuộc chiến về mức trần nợ công và chuyển đàm phán về cắt giảm chi tiêu hướng tới các thời hạn chót tài chính khác, buộc Thượng viện (hiện do đảng Dân chủ kiểm soát) cân nhắc các kế hoạch giảm thâm hụt để thông qua dự thảo ngân sách vào ngày 15/4 tới.
Đóng cửa phiên này, "đồng bạc xanh" cũng tăng giảm bất nhất so với các đồng tiền chủ chốt của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giảm so với đồng SGD của Singapore, rupiah của Indonesia, rupee của Ấn Độ và peso của Philippines, song lại tăng so với các đồng nội tệ của Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan./.
Minh Trang (TTXVN)