Sau hơn ba năm nghiên cứu và thực hiện dự án tồn trữ khí carbon ở phía tây thành phố Melbourne, nhóm các nhà khoa học Australia cho biết công nghệ tồn trữ khí carbon rất hiệu quả và an toàn, đồng thời mang tính đột phá trong xã hội hiện đại.
Nhóm khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia này cho biết việc thu thập và tồn trữ khí carbon từ các nhà máy phát điện có thể được thực hiện trên diện rộng trước năm 2020.
Tháng 3/2008, các khoa học gia này đã bắt đầu bơm khí carbon dioxide vào sâu trong lòng đất gần thành phố cảng Warrnambool ở tiểu bang Victoria, miền nam Australia. Tới nay họ đã bơm 65,000 tấn chất hơi chứa nhiều CO2 vào một túi khí đốt thiên nhiên đã khai thác xong, nằm sâu dưới lòng đất khoảng 2km. Theo nhóm chuyên gia này, không có dấu hiệu nào cho thấy khí carbon dioxide rò rỉ ra ngoài từ bồn chứa được bịt kín dưới mặt đất.
Nhà khoa học Charles Jenkins nói rằng: "Phương pháp này có thể có tác động vô cùng to lớn đối với nỗ lực giảm thiểu tình trạng ô nhiễm toàn cầu phát sinh từ khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Có rất nhiều những giếng khí đốt đã khai thác xong và đó là những nơi lý tưởng để làm việc này. Ước tính của chúng tôi là sau năm 2050 chúng ta có thể loại bỏ khoảng 2 phần 3 lượng carbon dioxide được tạo ra từ những nguồn khí thải lớn."
Phương pháp tồn trữ dưới lòng đất khí carbon thải ra từ nhà máy phát điện và những địa điểm công nghiệp khác đã được thừa nhận là một loại công nghệ sạch tại hội nghị quốc tế về khí hậu tổ chức ở thành phố Durban của Nam Phi hồi đầu tháng này./.
Nhóm khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia này cho biết việc thu thập và tồn trữ khí carbon từ các nhà máy phát điện có thể được thực hiện trên diện rộng trước năm 2020.
Tháng 3/2008, các khoa học gia này đã bắt đầu bơm khí carbon dioxide vào sâu trong lòng đất gần thành phố cảng Warrnambool ở tiểu bang Victoria, miền nam Australia. Tới nay họ đã bơm 65,000 tấn chất hơi chứa nhiều CO2 vào một túi khí đốt thiên nhiên đã khai thác xong, nằm sâu dưới lòng đất khoảng 2km. Theo nhóm chuyên gia này, không có dấu hiệu nào cho thấy khí carbon dioxide rò rỉ ra ngoài từ bồn chứa được bịt kín dưới mặt đất.
Nhà khoa học Charles Jenkins nói rằng: "Phương pháp này có thể có tác động vô cùng to lớn đối với nỗ lực giảm thiểu tình trạng ô nhiễm toàn cầu phát sinh từ khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Có rất nhiều những giếng khí đốt đã khai thác xong và đó là những nơi lý tưởng để làm việc này. Ước tính của chúng tôi là sau năm 2050 chúng ta có thể loại bỏ khoảng 2 phần 3 lượng carbon dioxide được tạo ra từ những nguồn khí thải lớn."
Phương pháp tồn trữ dưới lòng đất khí carbon thải ra từ nhà máy phát điện và những địa điểm công nghiệp khác đã được thừa nhận là một loại công nghệ sạch tại hội nghị quốc tế về khí hậu tổ chức ở thành phố Durban của Nam Phi hồi đầu tháng này./.
Anh Minh (Vietnam+)