Theo Daily Telegraph của Anh, các nhà khoa học Australia gần đây đã đạt được bước đột phá mới trong nghiên cứu cấy ghép phổi lợn vào cơ thể người.
Cụ thể, các nhà khoa học đã truyền máu người vào phổi lợn và lợi dụng thiết bị thông gió và bơm làm cho phổi lợn “hô hấp thành công.”
Các chuyên gia đánh giá rằng thành quả nghiên cứu này trong vòng 5 năm tới có thể giúp thực hiện việc cấy ghép cơ quan động vật vào cơ thể người.
Khâu then chốt về mặt kỹ thuật của bước đột phá trong thí nghiệm này là các nhà khoa học đã cắt bỏ thành công một đoạn ADN của lợn không có mối tương quan giữa cơ quan của lợn và máu người.
Hiện tại ADN của người cũng được đưa vào trong cơ quan của lợn, như vậy có thể giảm thiểu tối đa vấn đề đào thải lẫn nhau giữa sự đông máu và cơ quan được cấy ghép.
Dự kiến vào tháng 8 tới các nhà khoa học sẽ công bố báo cáo hoàn chỉnh về thí nghiệm này. Giáo sư Filippini, chuyên gia y học, chỉ ra: “Đây quả thực là một dạng 'người lợn.' Vấn đề là xã hội hiện tại vẫn chưa làm tốt công tác chuẩn bị để tiếp nhận một sinh vật có một phần là người và một bộ phận là lợn”./.
Cụ thể, các nhà khoa học đã truyền máu người vào phổi lợn và lợi dụng thiết bị thông gió và bơm làm cho phổi lợn “hô hấp thành công.”
Các chuyên gia đánh giá rằng thành quả nghiên cứu này trong vòng 5 năm tới có thể giúp thực hiện việc cấy ghép cơ quan động vật vào cơ thể người.
Khâu then chốt về mặt kỹ thuật của bước đột phá trong thí nghiệm này là các nhà khoa học đã cắt bỏ thành công một đoạn ADN của lợn không có mối tương quan giữa cơ quan của lợn và máu người.
Hiện tại ADN của người cũng được đưa vào trong cơ quan của lợn, như vậy có thể giảm thiểu tối đa vấn đề đào thải lẫn nhau giữa sự đông máu và cơ quan được cấy ghép.
Dự kiến vào tháng 8 tới các nhà khoa học sẽ công bố báo cáo hoàn chỉnh về thí nghiệm này. Giáo sư Filippini, chuyên gia y học, chỉ ra: “Đây quả thực là một dạng 'người lợn.' Vấn đề là xã hội hiện tại vẫn chưa làm tốt công tác chuẩn bị để tiếp nhận một sinh vật có một phần là người và một bộ phận là lợn”./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)