Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đã trao tặng giải thưởng WIPO tác giả nữ xuất sắc nhất năm 2011 cho tiến sỹ Nguyễn Thị Lộc, thuộc Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ, với công trình “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất 2 chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar và Biovip.”
Quy trình “Sản xuất nhanh chế phẩm trừ sâu sinh học ở quy mô nông hộ” đơn giản, dễ áp dụng lại ít tạp nhiễm, nên đã được chuyển giao cho hàng ngàn hộ dân của 7 tỉnh, thành phố ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Quy trình được chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định và Bình Thuận. Gần đây, chế phẩm Ometar cũng đã được ứng dụng cho cây lúa ở Quốc Oai, Hà Nội.
Một số tỉnh khác như Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Ninh Thuận đã đăng ký để chuyển giao công nghệ trong thời gian tới.
Tác giả và các cộng sự đã cải tiến và hoàn thiện quy trình sản xuất 2 chế phẩm sinh học ở quy mô lớn gấp nhiều lần quy trình cũ, Ometar cao gấp 2,5 lần so với sản phẩm đã có trước đây; cả Ometar và Biovip đều cao gấp 2-3 lần so với sản phẩm cùng loại ở Việt Nam.
Các chế phẩm sản xuất từ công nghệ mới đều cho chất lượng cao, ổn định, an toàn đối với người trực tiếp sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, duy trì hệ sinh thái bền vững và hòa tan được trong nước nên rất tiện dụng cho nông dân. Giá thành thấp, chỉ 200.000 đồng/ha/lần phun, thấp hơn 70.000 đồng so với sản phẩm cùng loại trước đây. Đặc biệt, ứng dụng quy trình này, nông dân tự sản xuất được thì giá tiền chỉ còn có 50.000 đồng/ha/1 lần phun.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Lộc cho biết chế phẩm có khả năng áp dụng rộng rãi trên cây lúc và cây dừa trong cả nước. Do quy trình sản xuất nhanh ở quy mô nông hộ đơn giản, dễ áp dụng nên có khả năng chuyển giao cho nông dân nhằm “xã hội hóa” việc sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học phòng rầy nâu một cách đồng bộ, hiệu quả, an toàn và bền vững./.
Quy trình “Sản xuất nhanh chế phẩm trừ sâu sinh học ở quy mô nông hộ” đơn giản, dễ áp dụng lại ít tạp nhiễm, nên đã được chuyển giao cho hàng ngàn hộ dân của 7 tỉnh, thành phố ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Quy trình được chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định và Bình Thuận. Gần đây, chế phẩm Ometar cũng đã được ứng dụng cho cây lúa ở Quốc Oai, Hà Nội.
Một số tỉnh khác như Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Ninh Thuận đã đăng ký để chuyển giao công nghệ trong thời gian tới.
Tác giả và các cộng sự đã cải tiến và hoàn thiện quy trình sản xuất 2 chế phẩm sinh học ở quy mô lớn gấp nhiều lần quy trình cũ, Ometar cao gấp 2,5 lần so với sản phẩm đã có trước đây; cả Ometar và Biovip đều cao gấp 2-3 lần so với sản phẩm cùng loại ở Việt Nam.
Các chế phẩm sản xuất từ công nghệ mới đều cho chất lượng cao, ổn định, an toàn đối với người trực tiếp sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, duy trì hệ sinh thái bền vững và hòa tan được trong nước nên rất tiện dụng cho nông dân. Giá thành thấp, chỉ 200.000 đồng/ha/lần phun, thấp hơn 70.000 đồng so với sản phẩm cùng loại trước đây. Đặc biệt, ứng dụng quy trình này, nông dân tự sản xuất được thì giá tiền chỉ còn có 50.000 đồng/ha/1 lần phun.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Lộc cho biết chế phẩm có khả năng áp dụng rộng rãi trên cây lúc và cây dừa trong cả nước. Do quy trình sản xuất nhanh ở quy mô nông hộ đơn giản, dễ áp dụng nên có khả năng chuyển giao cho nông dân nhằm “xã hội hóa” việc sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học phòng rầy nâu một cách đồng bộ, hiệu quả, an toàn và bền vững./.
Minh Nguyệt (TTXVN)