Chấm dứt chuỗi ngày tăng điểm liên tiếp nhờ hưởng lợi từ quyết định tung ra gói nới lỏng có định lượng lần 3 (QE3) của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều quay đầu đi xuống trong phiên giao dịch ngày 18/9, do diễn biến ảm đạm của chứng khoán Mỹ và châu Âu trong phiên trước.
Thêm vào đó, xu hướng bán tháo chốt lời của giới đầu tư cũng tác động, khiến “sắc đỏ” trở lại trên các sàn chứng khoán.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 35,62 điểm, tương đương 0,39%, xuống còn 9.123,77 điểm.
Giới phân tích cho rằng, bên cạnh những nhân tố bên ngoài, chứng khoán Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng xấu từ những căng thẳng leo thang giữa Nhật Bản và Trung Quốc, xung quanh vấn đề tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Phong trào biểu tình chống Nhật Bản ngày càng lan rộng tại Trung Quốc và khiến thị trường cổ phiếu của cả hai nước đều chịu áp lực giảm.
Điều này còn khiến ba tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất “Xứ sở hoa anh đào” phải tuyên bố tạm đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và cắt giảm sản lượng ôtô tại thị trường nhiều lợi nhuận này.
Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng “tụt” 7,8 điểm (0,18%), xuống còn 4.394,7 điểm.
Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng giảm điểm trên, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại tiếp tục tăng nhẹ 2,61 điểm (0,13%), chốt ở mức 2.004,96 điểm.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau “lao dốc.”
Khép lại phiên này, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 18,96 điểm (0,91%) và 56,18 điểm (0,27%), xuống 2.059,54 điểm và 20.601,93 điểm.
Đêm trước (17/9), tại Mỹ, thị trường chứng khoán cũng bất ngờ đảo chiều đi xuống sau khi ghi nhận bốn phiên tăng điểm liên tiếp nhờ quyết định tung ra gói QE3 của FED, giữa lúc những lo ngại về hoạt động sản xuất yếu kém của Mỹ đang ngày một gia tăng, trong khi phong trào chống Mỹ tại khu vực Trung Đông cũng đang có xu hướng lan rộng.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 40,27 điểm, tương đương 0,30%, xuống còn 13.553,10 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ nhẹ 4,58 điểm (0,31%), đóng cửa ở mức 1.461,19 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite cũng mất 5,28 điểm (0,17%), xuống mức 3.178,67 điểm.
Đầu phiên, dư âm từ gói QE3 và quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục của FED vào tuần trước vẫn giúp các chỉ số chính của Phố Wall lên điểm.
Tuy nhiên, thị trường lại đảo chiều đi xuống vào giữa phiên, sau khi chi nhánh của FED tại New York công bố báo cáo cho thấy chỉ số sản xuất của New York trong tháng 9/2012 đã giảm 5 điểm xuống còn -10,4 điểm, đánh dấu tháng giảm điểm thứ hai liên tiếp của chỉ số này.
Thêm vào đó, chỉ số đơn đặt hàng mới của New York cũng giảm 9 điểm, xuống -14 điểm, mức thấp nhất trong khoảng hai năm trở lại đây.
Một yếu tố khác cũng tác động tiêu cực tới thị trường cổ phiếu Mỹ là việc Trung Quốc vừa đưa đơn lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để kiện Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với đồ gia dụng, giấy và các vật dụng khác, khiến quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên căng thẳng hơn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu đang suy yếu.
Tuy nhiên, bất chấp xu hướng giảm chung của các mã cổ phiếu, giá cổ phiếu của tập đoàn máy tính Apple vẫn ngược dòng đi lên sau khi cho ra mắt iPhone 5 và xác lập kỷ lục đơn đặt hàng mới, với 20 triệu đơn đặt hàng iPhone 5 chỉ sau 24 giờ lên kệ.
Đóng cửa phiên giao dịch 17/9, cổ phiếu của Apple tăng 1,2%, lên mức 699,78 USD/cổ phiếu.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau “đỏ sàn” do xu hướng bán tháo chốt lời của giới đầu tư diễn ra ồ ạt sau vài phiên tăng điểm mạnh cuối tuần trước.
Kết thúc phiên, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,37% xuống 5.893,52 điểm.
Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng hạ 0,78%, xuống 3.553,69 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng “tụt” 0,11% xuống 7.310,11 điểm./.
Thêm vào đó, xu hướng bán tháo chốt lời của giới đầu tư cũng tác động, khiến “sắc đỏ” trở lại trên các sàn chứng khoán.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 35,62 điểm, tương đương 0,39%, xuống còn 9.123,77 điểm.
Giới phân tích cho rằng, bên cạnh những nhân tố bên ngoài, chứng khoán Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng xấu từ những căng thẳng leo thang giữa Nhật Bản và Trung Quốc, xung quanh vấn đề tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Phong trào biểu tình chống Nhật Bản ngày càng lan rộng tại Trung Quốc và khiến thị trường cổ phiếu của cả hai nước đều chịu áp lực giảm.
Điều này còn khiến ba tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất “Xứ sở hoa anh đào” phải tuyên bố tạm đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và cắt giảm sản lượng ôtô tại thị trường nhiều lợi nhuận này.
Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng “tụt” 7,8 điểm (0,18%), xuống còn 4.394,7 điểm.
Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng giảm điểm trên, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại tiếp tục tăng nhẹ 2,61 điểm (0,13%), chốt ở mức 2.004,96 điểm.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau “lao dốc.”
Khép lại phiên này, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 18,96 điểm (0,91%) và 56,18 điểm (0,27%), xuống 2.059,54 điểm và 20.601,93 điểm.
Đêm trước (17/9), tại Mỹ, thị trường chứng khoán cũng bất ngờ đảo chiều đi xuống sau khi ghi nhận bốn phiên tăng điểm liên tiếp nhờ quyết định tung ra gói QE3 của FED, giữa lúc những lo ngại về hoạt động sản xuất yếu kém của Mỹ đang ngày một gia tăng, trong khi phong trào chống Mỹ tại khu vực Trung Đông cũng đang có xu hướng lan rộng.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 40,27 điểm, tương đương 0,30%, xuống còn 13.553,10 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ nhẹ 4,58 điểm (0,31%), đóng cửa ở mức 1.461,19 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite cũng mất 5,28 điểm (0,17%), xuống mức 3.178,67 điểm.
Đầu phiên, dư âm từ gói QE3 và quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục của FED vào tuần trước vẫn giúp các chỉ số chính của Phố Wall lên điểm.
Tuy nhiên, thị trường lại đảo chiều đi xuống vào giữa phiên, sau khi chi nhánh của FED tại New York công bố báo cáo cho thấy chỉ số sản xuất của New York trong tháng 9/2012 đã giảm 5 điểm xuống còn -10,4 điểm, đánh dấu tháng giảm điểm thứ hai liên tiếp của chỉ số này.
Thêm vào đó, chỉ số đơn đặt hàng mới của New York cũng giảm 9 điểm, xuống -14 điểm, mức thấp nhất trong khoảng hai năm trở lại đây.
Một yếu tố khác cũng tác động tiêu cực tới thị trường cổ phiếu Mỹ là việc Trung Quốc vừa đưa đơn lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để kiện Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với đồ gia dụng, giấy và các vật dụng khác, khiến quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên căng thẳng hơn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu đang suy yếu.
Tuy nhiên, bất chấp xu hướng giảm chung của các mã cổ phiếu, giá cổ phiếu của tập đoàn máy tính Apple vẫn ngược dòng đi lên sau khi cho ra mắt iPhone 5 và xác lập kỷ lục đơn đặt hàng mới, với 20 triệu đơn đặt hàng iPhone 5 chỉ sau 24 giờ lên kệ.
Đóng cửa phiên giao dịch 17/9, cổ phiếu của Apple tăng 1,2%, lên mức 699,78 USD/cổ phiếu.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau “đỏ sàn” do xu hướng bán tháo chốt lời của giới đầu tư diễn ra ồ ạt sau vài phiên tăng điểm mạnh cuối tuần trước.
Kết thúc phiên, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,37% xuống 5.893,52 điểm.
Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng hạ 0,78%, xuống 3.553,69 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng “tụt” 0,11% xuống 7.310,11 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)