Ngày 27/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với các địa phương trong cả nước.
Phó Thủ tướng đánh giá mặc dù chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã góp phần làm tăng tỷ lệ che phủ rừng, môi trường sinh thái được cải thiện, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân tại những địa phương có rừng, tạo vùng nguyên liệu, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong triển khai dự án như tỷ lệ che phủ rừng thấp, chất lượng các loại rừng chưa cao, diện tích đất trống đồi núi trọc còn nhiều nên chưa đảm bảo việc bảo vệ môi trường, chất lượng nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, ven biển cũng như phòng tránh thiên tai. Công tác quản lý nhà nước về rừng như quy hoạch, giao đất rừng, tổ chức mô hình sản xuất và bảo vệ rừng, công tác thanh tra kiểm tra và ban hành những chính sách cần thiết để khuyến khích trồng rừng, bảo vệ rừng.... còn nhiều hạn chế. Việc huy động nguồn lực và đảm bảo nguồn lực để quản lý nhà nước về rừng chưa đảm bảo.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có; phủ kín rừng tại các diện tích đất trống, đồi trọc; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; thực hiện Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 2011-2020 gắn liền các chương trình liên quan như chống biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, xây dựng nông thôn mới...; nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng trong toàn dân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là xóa đói giảm nghèo.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch rừng gắn liền với việc đánh giá, tổng kết để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất rừng; tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng như phân công tổ chức lực lượng bảo vệ rừng rõ ràng; hoàn thiện các chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng, tập trung cho các đối tượng được giao rừng, bảo vệ rừng...
Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo Nhà nước dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, qua 13 năm thực hiện (từ năm 1998-2010), tổng diện tích gây rừng mới đạt hơn 3,73 triệu ha, đạt trên 74,6% mục tiêu dự án. Trong đó trồng mới được 2,45 triệu ha, đạt 49% mục tiêu đề ra, gồm trồng rừng phòng hộ, đặc dụng được gần 0,9 triệu ha, đạt 44,9%, trồng rừng sản xuất được trên 1,5 triệu ha, đạt 51,7% mục tiêu đề ra và diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là gần 1,3 triệu ha. Tỷ lệ che phủ rừng của cả nước đã tăng từ 32% vào năm 1998 lên 39,5% vào cuối năm 2010. Tổng nguồn vốn thực hiện Dự án gần 32.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 7.280 tỷ đồng.
Cả nước đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu lớn cho phát triển các khu chế biến lâm sản. Sản lượng khai thác rừng trồng hàng năm không ngừng tăng nhanh, đạt trên 4,5 triệu m3/năm. Trên 1.200 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 236,1 triệu USD vào năm 1998 lên 3,55 tỷ USD vào năm 2010./.
Phó Thủ tướng đánh giá mặc dù chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã góp phần làm tăng tỷ lệ che phủ rừng, môi trường sinh thái được cải thiện, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân tại những địa phương có rừng, tạo vùng nguyên liệu, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong triển khai dự án như tỷ lệ che phủ rừng thấp, chất lượng các loại rừng chưa cao, diện tích đất trống đồi núi trọc còn nhiều nên chưa đảm bảo việc bảo vệ môi trường, chất lượng nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, ven biển cũng như phòng tránh thiên tai. Công tác quản lý nhà nước về rừng như quy hoạch, giao đất rừng, tổ chức mô hình sản xuất và bảo vệ rừng, công tác thanh tra kiểm tra và ban hành những chính sách cần thiết để khuyến khích trồng rừng, bảo vệ rừng.... còn nhiều hạn chế. Việc huy động nguồn lực và đảm bảo nguồn lực để quản lý nhà nước về rừng chưa đảm bảo.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có; phủ kín rừng tại các diện tích đất trống, đồi trọc; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; thực hiện Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 2011-2020 gắn liền các chương trình liên quan như chống biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, xây dựng nông thôn mới...; nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng trong toàn dân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là xóa đói giảm nghèo.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch rừng gắn liền với việc đánh giá, tổng kết để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất rừng; tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng như phân công tổ chức lực lượng bảo vệ rừng rõ ràng; hoàn thiện các chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng, tập trung cho các đối tượng được giao rừng, bảo vệ rừng...
Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo Nhà nước dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, qua 13 năm thực hiện (từ năm 1998-2010), tổng diện tích gây rừng mới đạt hơn 3,73 triệu ha, đạt trên 74,6% mục tiêu dự án. Trong đó trồng mới được 2,45 triệu ha, đạt 49% mục tiêu đề ra, gồm trồng rừng phòng hộ, đặc dụng được gần 0,9 triệu ha, đạt 44,9%, trồng rừng sản xuất được trên 1,5 triệu ha, đạt 51,7% mục tiêu đề ra và diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là gần 1,3 triệu ha. Tỷ lệ che phủ rừng của cả nước đã tăng từ 32% vào năm 1998 lên 39,5% vào cuối năm 2010. Tổng nguồn vốn thực hiện Dự án gần 32.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 7.280 tỷ đồng.
Cả nước đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu lớn cho phát triển các khu chế biến lâm sản. Sản lượng khai thác rừng trồng hàng năm không ngừng tăng nhanh, đạt trên 4,5 triệu m3/năm. Trên 1.200 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 236,1 triệu USD vào năm 1998 lên 3,55 tỷ USD vào năm 2010./.
Lưu Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)