Tờ Thời báo Tài chính của Anh ngày 31/8 đã có nhận định lạc quan về triển vọng kinh tế châu Âu và cho rằng tương lai tươi sáng đã đến với khu vực kinh tế lớn thứ tư thế giới này.
Bài báo dẫn các số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế của các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã tăng mạnh trong ba tháng tính đến tháng Sáu vừa qua. Các số liệu mới nhất vừa được công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của EU được giữ ổn định liên tục từ tháng Hai, mặc dù số người thất nghiệp chiếm gần 10% lực lượng lao động.
Các dự báo cho thấy rằng mức ổn định này sẽ được giữ vững đến hết năm nay. Theo thông báo của Ủy ban châu Âu ngày 30/8, chỉ số lạc quan về kinh tế của Khu vực đồng euro đã tăng đột biến trong tháng Tám. Người tiêu dùng đã tỏ ra lạc quan nhất kể từ cuối năm 2007.
Đức là nước dẫn đầu nhiều nền kinh tế lớn của châu lục này về sự phục hồi tăng trưởng kinh tế mạnh trong nhiều tuần gần đây.
Ngoài 16 nước trong Khu vực đồng euro, tăng trưởng kinh tế của Anh đã cao hơn Mỹ. Chính phủ Thụy Điển dự báo kinh tế nước này tăng 4,5% năm nay, trong khi Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng cho thấy sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ, bất chấp việc nền kinh tế Nga vẫn chịu ảnh hưởng của đợt hạn hán và cháy rừng nghiêm trọng vừa qua.
Thị trường lao động ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm ở những nước như Đức, Áo, Phần Lan và Italy, sẽ khuyến khích tiêu dùng ở châu Âu. Người dân châu Âu có tỷ lệ tiết kiệm cao, đặc biệt nếu so với dân Mỹ, do đó họ dễ mở hầu bao cho chi tiêu. Còn kinh tế Pháp, được cho là có sự cân bằng hơn giữa xuất khẩu và nhu cầu trong nước, có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của châu Âu.
Tuy nhiên, thị trường tài chính vẫn trong tình trạng bất ổn, hoạt động cho vay của ngân hàng còn yếu và thể trạng của một số nền kinh tế châu Âu vẫn đáng lo ngại. Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha đang thực hiện các chương trình "thắt lưng buộc bụng," tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha đã tăng tới hơn 20% trong tháng Bảy là những tín hiệu xấu.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ vẫn còn lỏng lẻo. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sớm tuyên bố việc tiếp tục đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn của các ngân hàng trong Khu vực đồng euro ít nhất đến đầu năm 2011. Lãi suất sẽ thấp hơn trên thị trường, vì với các nước trong khu vực này, chính sách tiền tệ phải hỗ trợ sự tăng trưởng nhiều hơn so với đầu năm 2009, khi cuộc khủng hỏang kinh tế tòan cầu đang ở đỉnh điểm./.
Bài báo dẫn các số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế của các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã tăng mạnh trong ba tháng tính đến tháng Sáu vừa qua. Các số liệu mới nhất vừa được công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của EU được giữ ổn định liên tục từ tháng Hai, mặc dù số người thất nghiệp chiếm gần 10% lực lượng lao động.
Các dự báo cho thấy rằng mức ổn định này sẽ được giữ vững đến hết năm nay. Theo thông báo của Ủy ban châu Âu ngày 30/8, chỉ số lạc quan về kinh tế của Khu vực đồng euro đã tăng đột biến trong tháng Tám. Người tiêu dùng đã tỏ ra lạc quan nhất kể từ cuối năm 2007.
Đức là nước dẫn đầu nhiều nền kinh tế lớn của châu lục này về sự phục hồi tăng trưởng kinh tế mạnh trong nhiều tuần gần đây.
Ngoài 16 nước trong Khu vực đồng euro, tăng trưởng kinh tế của Anh đã cao hơn Mỹ. Chính phủ Thụy Điển dự báo kinh tế nước này tăng 4,5% năm nay, trong khi Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng cho thấy sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ, bất chấp việc nền kinh tế Nga vẫn chịu ảnh hưởng của đợt hạn hán và cháy rừng nghiêm trọng vừa qua.
Thị trường lao động ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm ở những nước như Đức, Áo, Phần Lan và Italy, sẽ khuyến khích tiêu dùng ở châu Âu. Người dân châu Âu có tỷ lệ tiết kiệm cao, đặc biệt nếu so với dân Mỹ, do đó họ dễ mở hầu bao cho chi tiêu. Còn kinh tế Pháp, được cho là có sự cân bằng hơn giữa xuất khẩu và nhu cầu trong nước, có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của châu Âu.
Tuy nhiên, thị trường tài chính vẫn trong tình trạng bất ổn, hoạt động cho vay của ngân hàng còn yếu và thể trạng của một số nền kinh tế châu Âu vẫn đáng lo ngại. Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha đang thực hiện các chương trình "thắt lưng buộc bụng," tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha đã tăng tới hơn 20% trong tháng Bảy là những tín hiệu xấu.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ vẫn còn lỏng lẻo. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sớm tuyên bố việc tiếp tục đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn của các ngân hàng trong Khu vực đồng euro ít nhất đến đầu năm 2011. Lãi suất sẽ thấp hơn trên thị trường, vì với các nước trong khu vực này, chính sách tiền tệ phải hỗ trợ sự tăng trưởng nhiều hơn so với đầu năm 2009, khi cuộc khủng hỏang kinh tế tòan cầu đang ở đỉnh điểm./.
(TTXVN/Vietnam+)