Mùng 4 Tết hằng năm, người dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại nô nức đi xem lễ hội cày bừa ngày xuân để khởi động cho năm mới lao động hăng say, mùa màng bội thu. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Lễ hội cũng được bạn bè nước ngoài biết đến và thích thú khi tận mắt chứng kiến những con trâu, con bò tết bằng rơm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những con trâu, con bò tết bằng những sợi rơm vàng óng, được kết tại sân đình. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đây thực chất là vật tượng trưng được tết bằng rơm, rạ từ những ruộng lúa nếp thơm được người dân chọn lựa từ vụ trước. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trên đường đi tham gia lễ hội những ‘chú trâu’ còn bị các em nhỏ trêu đùa, bày tỏ sự thân thiết. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Lễ hội ‘trâu rơm bò rạ’ là ngày hội toàn dân xuống đồng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Người dân 2 làng Đồng Vệ và Bích Đại (thuộc xã Đại Đồng) đã tết những con trâu bằng rơm, rạ, đeo theo lưỡi cày ra đồng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam đem những mủng trấu tung khắp xuống đồng theo nhịp chiêng trống. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngoài ra các nghề nghiệp cơ bản của người dân được tái hiện bao gồm: nông dân, thầy đồ, học trò, thợ mộc. Họ tượng trưng cho 4 tầng lớp: sĩ, nông, công, thương. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Lễ hội nhằm thể hiện nguyện vọng của người dân: cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tương truyền Đinh Thiên Tích - vị tướng có công đánh đuổi giặc Ân thời Hùng Vương thứ 6 đã đã lập và dạy người dân nơi đây làm nông nghiệp, chăn gia súc, xây nhà, dệt vải…(Ảnh: PV/Vietnam+)
Để tưởng nhớ công ơn khai sáng của Đức Thánh, người dân xây đền thờ phụng, và cứ mùng 4. mùng 5 tháng Giêng hàng năm tổ chức lễ hội ‘trâu rơm bò rạ’. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tiếng trống, chiêng vang lên, không khí lễ hội tưng bừng, những con trâu bằng rơm, bằng rạ được người dân hóa thân đi cày. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những chàng trai giả gái tung trấu, gieo mạ, người ngư dân đi câu cá…không khí lao động khẩn trương, hăng say. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Lễ hội ‘trâu rơm bò rạ’ như tiếng trống bắt đầu một năm lao động mới, những tốt lành, ấm no, sum vầy cho dân làng, gửi gắm tấm lòng, ước nguyện muôn đời của người dân. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)